Thông Tin Dinh Dưỡng

SAU SINH ĂN SỮA CHUA ĐƯỢC KHÔNG? NHỮNG CÔNG DỤNG VÀ LƯU Ý KHI ĂN

Ngày đăng:

13/01/2024

Sữa chua là loại thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Có nhiều ý kiến thắc mắc rằng sau sinh ăn sữa chua được không? Công dụng và cần lưu ý như thế nào? Cùng Vinamilk đi tìm câu trả lời trong bài viết sau đây nhé!

sữa chua tốt cho tiêu hóa 

Sau sinh ăn sữa chua hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hoá

1. Các thành phần chính trong sữa chua 

1.1 Lợi khuẩn 

Trong quá trình lên men sữa chua, các chủng men Lactobacillus bulgaricus và Streptococcus thermophilus được tạo thành acid lactic. Cơ chế hoạt động cộng sinh của hai chủng men này đã tạo ra kết cấu và mùi vị đặc trưng của sữa chua, do sự đông tụ protein và tiêu hóa đường lactose. Nhờ các men vi sinh có trong sữa chua giúp cải thiện sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột. 

lợi khuẩn

Các lợi khuẩn cân bằng hệ vi sinh đường ruột

1.2 Protein

Sữa chua chứa hàm lượng protein hay còn gọi là chất đạm cao và chất lượng như sữa. Chất đạm trong sữa chua chứa 9 axit amin cần thiết cho quá trình tổng hợp protein, cải thiện hệ tiêu hóa hơn sữa. Do đó việc ăn sữa chua hằng ngày giúp hỗ trợ hấp thu các khoáng chất như canxi, phosphorus, tốt cho huyết áp và tim mạch.

1.3 Vitamin và khoáng chất

Thành phần vitamin và khoáng chất trong sữa chua có thể thay đổi tùy thuộc vào nguồn gốc và quy trình sản xuất. Sữa chua làm từ sữa tươi nguyên chất thường chứa một lượng lớn các vitamin và khoáng chất quan trọng như:

  • Vitamin B12: một chất dinh dưỡng thiết yếu cho quá trình tạo hồng cầu, sản xuất năng lượng và chức năng thần kinh.
  • Canxi: tốt cho sức khỏe xương và răng, đặc biệt là đối với trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.
  • Phospho: tốt cho sức khỏe xương, răng và cơ bắp. Sữa chua là nguồn cung cấp phospho tuyệt vời.
  • Vitamin B2 (Riboflavin): hỗ trợ quá trình chuyển hóa năng lượng, sản xuất tế bào hồng cầu và chức năng thần kinh.

vitamin trong sữa chua

Các vitamin và khoáng chất chủ yếu trong sữa chua

2. Mẹ sau sinh ăn sữa chua được không?

Bất kể là sau khi sinh hay đang cho con bú thì mẹ vẫn có thể ăn sữa chua được. Sữa chua là một trong các lựa chọn để bổ sung các chất dinh dưỡng như protein, canxi, vitamin,...mà không bị nạp quá nhiều calo. Điều này phù hợp với thực đơn ăn uống với mong muốn lấy lại vóc dáng ban đầu. 

Tham khảo thêm: Mẹ bầu sau sinh uống sữa tươi được không?

ăn sữa chua

Ăn sữa chua sau sinh tốt sức khỏe của mẹ 

3. Công dụng của sữa chua đối với phụ nữ sau sinh

3.1 Giúp sữa mẹ dồi dào dinh dưỡng

Sữa chua không chỉ cung cấp cho chúng ta những lợi khuẩn có lợi mà còn là một nguồn dưỡng chất quan trọng như protein, lipid, canxi, vitamin và glucid. Khi mẹ cho con bú ăn sữa chua thường xuyên, đồng nghĩa với việc mẹ đang giúp con hấp thụ những chất dinh dưỡng này thông qua sữa mẹ. 

Sự tăng cường dinh dưỡng từ sữa chua có thể giúp sữa mẹ có chất lượng tốt hơn và cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho con bú. Điều này đặc biệt quan trọng trong giai đoạn đầu đời của trẻ, khi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ. 

Sữa mẹ giàu dưỡng chất
Ăn sữa chua giúp sữa mẹ dồi dào dinh dưỡng

3.2 Hỗ trợ cho hệ tiêu hóa của mẹ và con

Sữa chua chứa các lợi khuẩn probiotics có khả năng tăng cường hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóa của mẹ. Các lợi khuẩn hấp thụ chất dinh dưỡng và cải thiện quá trình tiêu hóa của mẹ và bé tốt hơn. Ăn sữa chua đối với mẹ sau sinh có thể cải thiện tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy nhờ các enzyme tiêu hóa được tạo ra. 

3.3 Làm đẹp da và phục hồi tổn thương 

Sữa chua là một nguồn dồi dào acid lactic mang đến lợi ích cho sự tươi trẻ và hồng hào của làn da. Không chỉ vậy, axit lactic trong sữa chua là một bí quyết làm đẹp tự nhiên. 

Acid này điều hòa, ức chế sự phát triển của tế bào biểu bì đáng gờm, giúp da mẹ và bé luôn tươi sáng và không bị tác động của vi khuẩn hay mụn. Làn da trở nên hồng hào đầy sức sống, mờ đi những vết thâm và mang lại cảm giác mịn màng, tươi trẻ. 

ăn sữa chua đẹp da

Ăn sữa chua giúp cải thiện da cho mẹ sau sinh

3.4 Giúp xương thêm chắc khỏe

Trong từng giọt sữa chua, canxi tràn đầy như một viên gạch xây dựng cho hệ xương vững chắc. Mẹ và bé được hưởng lợi từ sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương và răng. Canxi từ sữa chua là sự bổ sung quan trọng, đảm bảo hệ xương của cả hai luôn khỏe mạnh và chắc khỏe.

3.5 Giảm cảm giác thèm ăn

Nhờ thành phần protein có trong sữa chua mà hormone đói (Ghrelin) được điều hòa. Vì vậy, protein có thể chuyển hóa calo dư thừa và tạo ra cảm giác no lâu. Sữa chua có đường đúng cách, người sử dụng sẽ được cung cấp lượng calo vừa đủ để cân bằng dinh dưỡng và giải quyết triệt để cơn thèm.

sữa chua no lâu

Sữa chua có thể giảm cơn thèm ăn, no lâu hơn

3.6 Giảm stress sau sinh

Theo nghiên cứu của các giáo sư của trường Đại học South Bohemia (Czech) còn cho thấy những học sinh ăn 250ml sữa chua mỗi ngày trong 6 tuần có lượng bạch cầu tăng lên rõ rệt.

Bạch cầu là loại tế bào miễn dịch quan trọng trong cơ thể, chống lại các tác nhân gây bệnh nhiễm trùng và nhất là mang đến cảm giác vui vẻ, thư giãn cho các mẹ sau sinh.

3.7 Phòng tránh bệnh huyết áp cao sau sinh

Huyết áp cao sau sinh là tình trạng tăng huyết áp ở phụ nữ sau khi sinh, thường xảy ra trong vòng 6 tuần sau sinh. Sữa chua giúp phòng tránh huyết áp cao sau sinh nhờ chứa canxi và kali, các peptit như lacto tripeptit (LTP) giảm huyết áp, cùng vi khuẩn probiotic tốt cho tim mạch.

4. Sau sinh bao lâu được ăn sữa chua? 

Thời điểm hợp lý để mẹ sau sinh bắt đầu ăn sữa chua là từ 3 ngày đến 1 tuần sau khi sinh. Đối với mẹ sinh thường, nên chờ ít nhất 3 ngày, trong khi đối với mẹ sinh mổ, nên chờ ít nhất 1 tuần. 

Trong khoảng thời gian này, cơ thể mẹ đã có thể hồi phục đủ để tiêu hóa sữa chua mà không gây ra các vấn đề như đi ngoài hay tiêu chảy.

ăn sữa chua sau sinh

Sau sinh khoảng 3 - 10 ngày là các mẹ có thể ăn sữa chua

5. Mẹ sau sinh nên ăn sữa chua như thế nào? 

5.1 Cách bảo quản và sử dụng sữa chua

Các cách bảo quản và sử dụng sữa chua mà các mẹ cần lưu ý: 

  • Bảo quản sữa chua ở trong ngăn mát của tủ lạnh và nên dùng hết sau khi mở hộp. 
  • Khi đang cho con bú không nên ăn sữa chua quá lạnh. Trước khi ăn, sữa chua lạnh cần để ở nhiệt độ phòng khoảng 5 - 10 phút mới có thể ăn được. 
  • Không đun lại hoặc hâm nóng sữa chua do ở nhiệt độ cao tiêu diệt hết lợi khuẩn và các chất dinh dưỡng trong sản phẩm. Khi muốn ăn sữa chua ấm mẹ có thể ngâm hộp sữa trong nước nóng khoảng 70 độ C.
  •  Không nên ăn quá nhiều trong ngày, tối đa chỉ nên ăn 2 - 3 hộp/ngày.
  • Thời điểm ăn sữa chua phù hợp nhất là từ 1 đến 2 giờ sau khi ăn.
  • Tuyệt đối không uống thuốc kháng sinh và ăn sữa chua cùng một lúc. Vì các thành phần của thuốc sẽ giết chết lợi khuẩn trong sữa chua.

Bảo quản sữa chua

Sữa chua bảo quản ở trong ngăn mát tủ lạnh

5.2 Gợi ý cách ăn sữa chua ngon phù hợp với mẹ sau sinh

Để tránh nhàm chán các mẹ có thể biến tấu sữa chua theo nhiều cách ăn khác nhau. Điều này giúp món ăn hấp dẫn, thơm ngon hơn và tăng cường thêm nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Một số cách ăn mà các mẹ bỉm sữa có thể tham khảo. 

  • Sữa chua trái cây: Sữa chua kết hợp với trái cây để tăng cường phục hồi cơ thể, nhuận tràng và giảm cân. Các mẹ chọn các loại trái cây theo sở thích và cắt chúng thành dạng hạt lựu. Sau đó, trộn trái cây với sữa chua để thưởng thức. 
  • Sữa chua tinh bột nghệ: Tinh bột nghệ giàu cucurmin giúp các vết mổ của mẹ sinh mổ có thể nhanh chóng phục hồi. Sữa chua kết hợp với tinh bột nghệ còn giúp làm sáng da, mịn da và hỗ trợ kiểm soát cân nặng. Thực hiện trộn 1 - 2 thìa cà phê tinh bột nghệ vào hộp sữa chua và thưởng thức. 
  • Sữa chua với các loại hạt dinh dưỡng: Các loại hạt như điều, chia, hạnh nhân, óc chó,...rất tốt cho sự phát triển của trí não. 

sữa chua và trái cây

Sữa chua kết hợp cùng với nhiều loại trái cây tươi ngon

6. Lưu ý mẹ cần biết khi dùng sữa chua

6.1. Không ăn sữa chua quá lạnh

Trong những ngày nóng bức, việc ăn sữa chua lạnh có thể giúp mẹ sau sinh giải tỏa cơn nóng. Tuy nhiên, mẹ cần hết sức cẩn trọng và không nên ăn sữa chua quá lạnh. Bởi vì cơ thể của mẹ sau sinh còn yếu đuối, việc ăn đồ lạnh có thể làm mẹ dễ bị ốm. 

Ngoài ra, hệ tiêu hóa của cả mẹ và bé có thể gặp vấn đề nếu tiêu thụ sữa chua quá lạnh. Để tốt nhất cho sức khỏe, mẹ nên lấy sữa chua ra khỏi tủ lạnh và để ở nhiệt độ phòng từ 5 đến 10 phút trước khi ăn.

6.2. Không ăn sữa chua khi đói bụng

Khi chúng ta cảm thấy đói bụng, độ pH trong dạ dày sẽ rất thấp, gây nguy cơ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong sữa chua. Do đó, mẹ sau sinh nên tránh ăn sữa chua khi đói bụng. 

Thay vào đó, thời điểm tốt nhất để mẹ ăn sữa chua là sau bữa ăn từ 1 đến 2 giờ. Lúc này, sữa chua không chỉ là một món tráng miệng thú vị mà còn có lợi cho sức khỏe của mẹ, giúp cải thiện hoạt động tiêu hóa.

đói không ăn sữa chua 

Không nên ăn sữa chua khi đang đói

6.3. Chú ý hạn sử dụng và bảo quản sữa chua trong ngăn mát

Sữa chua thường được đóng gói với hạn sử dụng được in trên bao bì. Hạn sử dụng này được tính từ ngày sản xuất và cho biết thời gian sữa chua có thể giữ được chất lượng tốt nhất. 

Thông thường, sữa chua chưa mở nắp có thể được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh trong vòng 15-20 ngày. Để đảm bảo sữa chua được bảo quản và sử dụng an toàn, mẹ cần chú ý đến hạn sử dụng và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ 2 - 4 độ C.

6.4. Không đun hâm nóng sữa chua

Không đun hâm nóng sữa chua là một trong những lưu ý quan trọng khi ăn sữa chua. Lý do là vì sữa chua chứa các vi khuẩn có lợi, được gọi là vi khuẩn lactic. 

Khi đun hâm nóng sữa chua, các vi khuẩn lactic sẽ bị tiêu diệt hoặc suy giảm, khiến sữa chua mất đi nhiều lợi ích. Ngoài ra, đun hâm nóng sữa chua cũng có thể làm thay đổi hương vị và kết cấu của sữa chua.

6.5. Nên ăn tối đa 2 - 3 hộp sữa chua/ngày

Không nên ăn sữa chua quá nhiều trong một dù dù sữa chua có lợi cho sức khỏe. Không phải cái gì ăn nhiều cũng tốt, chỉ nên ăn sữa chua 2 - 3 hộp/ngày. 

6.6. Các thực phẩm mẹ không nên ăn cùng sữa chua để tránh bị dị ứng

  • Không nên ăn sữa chua cùng với chuối thường xuyên. Điều này tăng khả năng mắc ung thư cho mẹ và có hại cho con. Vì vậy, mẹ nên hạn chế kết hợp 2 thực phẩm này khi ăn. 
  • Đậu nành sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi có trong sữa chua của cơ thể. Nguyên nhân là do đậu nành chứa một chất gọi là phytate. Phytate là một chất ức chế hấp thụ canxi, có thể làm giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể lên đến 60%.
  • Mẹ sau sinh không nên cá và hải sản cùng với sữa chua cách nhau thời gian quá ngắn. Bởi đây đều là các thực phẩm có hàm lượng protein cao, khi đồng thời nạp vào cơ thể sẽ khiến mẹ bị đầy bụng, khó tiêu. Ngoài ra, còn có thể gây ngộ độc thực phẩm. 

Xem ngay: Sau sinh uống sữa đậu nành được không?

thực phẩm kỵ sữa chua

Không nên kết hợp sữa chua với chuối, đậu nành và hải sản 

7. Trường hợp nào sau sinh không nên ăn sữa chua?

7.1 Thiếu men lactase

Thiếu men lactase là tình trạng cơ thể không sản xuất đủ men lactase, một loại enzyme cần thiết để tiêu hóa đường lactose trong sữa và các sản phẩm từ sữa. Khi thiếu men lactase, lactose sẽ không được tiêu hóa và hấp thụ hoàn toàn, dẫn đến các triệu chứng như đầy bụng, tiêu chảy, buồn nôn,...

Sau sinh, phụ nữ cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe và nuôi dưỡng em bé. Sữa chua là một thực phẩm bổ dưỡng giàu protein, canxi, vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe của phụ nữ sau sinh. 

Tuy nhiên, đối với những phụ nữ bị thiếu men lactase, việc ăn sữa chua có thể gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng chăm sóc em bé.

7.2 Dị ứng protein sữa 

Dị ứng sữa là một phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với các protein trong sữa bò. Các triệu chứng của dị ứng sữa như phát ban, ngứa ngáy, hen suyễn, tiêu chảy, buồn nôn,...

Phản ứng dị ứng sữa có thể xảy ra ngay lập tức sau khi ăn sữa hoặc các sản phẩm từ sữa, hoặc có thể xảy ra vài giờ sau đó. Sữa chua cũng chứa các protein từ sữa bò. 

Do đó, phụ nữ bị dị ứng sữa không nên ăn sữa chua sau sinh. Việc ăn sữa chua có thể khiến họ gặp các triệu chứng dị ứng, thậm chí là sốc phản vệ, một tình trạng đe dọa tính mạng.

dị ứng sữa chua

Dấu hiệu của việc bị dị ứng với protein sữa 

Trên đây là những thông tin về mẹ sau sinh có nên ăn sữa chua hay không của Vinamilk. Ăn sữa chua đối với mẹ bầu hay mẹ sau sinh đều mang lại nhiều lợi ích nhất định. Khi ăn nên lựa chọn sữa chua phù hợp để được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng. 


Câu hỏi thường gặp

  1. Thời điểm ăn sữa chua tốt nhất là khi nào? 

Sau bữa ăn khoảng 30 phút hoặc trước khi đi ngủ. Không nên ăn sữa chua khi đang đói vì lúc đó độ PH trong dạ dày rất thấp sẽ làm chết lợi khuẩn có trong sữa chua.

  1. Có thể ăn sữa chua cùng với thực phẩm nào? 

Có thể ăn sữa chua cùng với các loại trái cây như chuối, táo, dâu tây, nho, kiwi… để tăng thêm hương vị và dinh dưỡng.

    Xem thêm: 

    Top các loại sữa cho mẹ sau sinh

    Sau sinh uống sữa đậu nành được không?

    Sau sinh uống sữa ông thọ được không?

    Sau sinh uống trà atiso có tốt không?