Thông Tin Dinh Dưỡng

SỮA ĐẶC LÀ GÌ? CÓ MẤY LOẠI? THÀNH PHẦN VÀ CÔNG DỤNG CỦA SỮA ĐẶC

Ngày đăng:

15/01/2024

Sữa đặc là sản phẩm sữa đã được loại bỏ một phần nước để tạo ra một chất lỏng đặc, có độ ngọt tự nhiên từ đường trong sữa. Sữa đặc thường được làm từ sữa tươi thông thường. Quá trình sản xuất sữa đặc thường bao gồm đun sôi sữa và sau đó làm lạnh để phần nước bay hơi và phần còn lại trở nên đặc hơn. Đôi khi, đường cũng được thêm vào trong quá trình sản xuất để tăng độ ngọt. Sữa đặc có thể được sử dụng trong nhiều món tráng miệng, đồ ăn và đồ uống khác nhau.

sữa đặc là gì?

Sữa đặc là gì? Thành phần và công dụng có trong sữa đặc

Sữa đặc là gì? 

Sữa đặc thực chất là sữa bò tươi được rút bớt nước bằng cách cho nước bay hơi. 

Sữa bò tươi sau khi thu hoạch sẽ được nấu trên nền nhiệt từ 85 - 90 độ C, đun sôi khoảng 5 giây để khử trùng. Sau đó, sữa bò sẽ được đun tiếp ở chế độ hâm ấm (nhiệt độ khoảng 40 - 45 độ C) để rút bớt khoảng 60% lượng nước có trong sữa bò. Tiếp sau đó, cho thêm đường vào khoảng 45% tổng lượng sữa đang đun sôi.

Việc thêm đường sẽ giúp tăng độ ngọt cho sữa, đồng thời hỗ trợ ngăn chặn sự sinh sôi của vi khuẩn bằng cách tăng áp suất thẩm thấu của lượng nước còn lại.

Sữa đặc là sữa bò tươi được rút bớt nước

Sữa đặc thực chất là sữa bò được rút hết nước bằng cách cho nước bay hơi

Sữa đặc được làm từ gì?

Sữa đặc thường được làm từ sữa tươi thông thường. Quá trình sản xuất bao gồm việc loại bỏ một phần nước từ sữa, thường bằng cách đun sôi sữa và sau đó làm lạnh để cho phần nước còn lại đặc lại. Đôi khi, đường cũng được thêm vào để tạo độ ngọt cho sản phẩm. So với sữa tươi thì sữa đặc sẽ chứa nhiều chất dinh dưỡng và nhiều calo hơn.

Tham khảo bài viết: Cách làm Sữa đặc sánh mịn, thơm ngon siêu dễ tại nhà

Thành phần dinh dưỡng của sữa đặc

Thành phần dinh dưỡng trung bình có trong 100 gram sữa đặc gồm:

Thành phần

Hàm lượng

Chất đạm

4.8g

Chất béo

11.3g

Carbohydrates

55g

Độ ẩm

27.5g

 

Tham khảo bài viết: Sữa đặc bao nhiêu calo? Uống Sữa đặc có bị béo không?

Có mấy loại sữa đặc? 

Hiện nay, người tiêu dùng đang phân loại sữa đặc theo nhiều dạng như: sữa nội địa hoặc sữa nhập khẩu, sữa hộp sắt hay hộp giấy, hoặc sữa của các thương hiệu khác nhau. Tuy nhiên, sữa đặc có thể được chia thành 2 loại là sữa đặc có đường và sữa đặc không đường.

Sữa đặc có đường có những đặc điểm sau:

  • Lượng đường sau khi rút nước tương đối lớn, khoảng gần 50%.
  • Đậm đặc, sánh mịn
  • Phù hợp với mọi đối tượng có nhu cầu sử dụng sữa và độ ngọt thường, không kiêng đường.

Sữa đặc không đường sở hữu những đặc điểm riêng biệt sau:

  • Là sản phẩm sữa bò tươi được cô đặc nguyên chất.
  • Ít đậm đặc, độ sánh vừa phải, chỉ sánh hơn sữa tươi một chút.
  • Phù hợp với người ăn kiêng hay người mắc bệnh tiểu đường,...

Sữa đặc Ông Thọ

Sữa đặc Ông Thọ đỏ có đường

Công dụng của sữa đặc đối với sức khỏe và cuộc sống

Đối với sức khỏe

Sữa đặc là thức uống bổ dưỡng, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của người dùng, có thể kể đến như:

  • Bổ sung chất dinh dưỡng cho người bệnh, ăn uống kém, người mới phẫu thuật hoặc phụ nữ sau sinh.
  • Hỗ trợ cải thiện lượng sữa ở phụ nữ đang có con bú.
  • Hỗ trợ tăng cân cho người gầy, thiếu hụt dưỡng chất.
  • Bổ sung canxi, kích thích sự phát triển của hệ xương, giúp xương chắc khỏe
  • Cung cấp một số dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như: vitamin A, vitamin D.

Công dụng sữa đặc đối với sức khỏe

Sữa đặc cung cấp chất dinh dưỡng cho người bệnh

Đối với cuộc sống

Sữa đặc ngoài là một thức uống bổ dưỡng tốt cho sức khỏe còn là nguyên liệu chính để tạo nên một số món ăn, đồ uống ngon.

  • Pha chế cà phê: Sữa đặc thường được sử dụng để pha chế cà phê sữa, bạc xỉu. Khi kết hợp sữa đặc với cà phê sẽ tạo ra một món đồ uống thơm ngon, sánh mịn, có hương vị đậm đà.
  • Pha chế sinh tố, trái cây dầm: Sữa đặc là nguyên liệu không thể thiếu khi làm các món sinh tố hay trái cây dầm. Đây là nguyên liệu đặc trưng làm nên mùi thơm, hương vị cho món ăn, không thể thay thế bằng đường hoặc sữa tươi.
  • Pha chế trà sữa: Một số món trà sữa ngoài sử dụng đường và bột béo còn sử dụng thêm sữa đặc. Đặc biệt, riêng trà sữa thái thì sữa đặc là nguyên liệu chính làm nên linh hồn của món đồ uống này.
  • Ăn với bánh mì: Bánh mì chấm sữa là một món ăn yêu thích của nhiều người, đặc biệt là tín đồ hảo ngọt.
  • Nguyên liệu chế biến các loại bánh khác như bánh sữa chua, bánh flan, bánh kem,...

Sữa đặc phù hợp dùng cho những ai?

Tùy nhu cầu sử dụng mà sữa đặc phù hợp cho nhiều đối tượng khác nhau. Sữa đặc thực chất là sữa bò tươi đã hút hết nước, được chia ra làm 2 loại là sữa đặc có đường và sữa đặc không đường.

Sữa đặc có đường thường ở dạng đặc sệt, có đường. Thành phần chính để làm sữa đặc có đường là sữa bò, đường, protein, chất béo,... Đây đều là những hợp chất cực kì cần thiết cho người gầy trong quá trình tăng cân.

Còn Sữa đặc không đường là sữa bò tươi hút hết nước nguyên chất, không sử dụng đường nên có vị thanh hơn, chứa ít năng lượng và calo hơn sữa đặc có đường. Sữa đặc không đường sẽ phù hợp với những người đang ăn theo chế độ ăn kiêng để dễ dàng kiểm soát lượng đường theo ý thích. Ngoài ra, sữa đặc không đường còn có thể dùng cho người mắc bệnh tiểu đường, mỡ trong máu,...

Giá bán sữa đặc trên thị trường hiện nay 

Sữa đặc là sản phẩm rất phổ biến hiện nay, được nhiều người sử dụng. Hãy cùng Vinamilk tham khảo giá bán một số dòng sữa đặc phổ biến trên thị trường hiện nay:

  • Sữa đặc Ông Thọ: thường dao động từ khoảng 25 - 30 nghìn đồng /lon sắt 380 gam.
  • Sữa đặc Ông Thọ vị dâu/socola: thường dao động từ 17 - 25 nghìn đồng /tuýp 165 gam.
  • Sữa đặc Tài Lộc: thường dao động từ khoảng 14 - 20 nghìn đồng /lon - hộp giấy 380 gam.
  • Sữa đặc Ngôi sao Phương Nam: thường dao động từ 20 - 25 nghìn đồng /lon sắt 380 gam.

Giá bán sữa đặc Ông Thọ

Sữa đặc Ông Thọ có vị dạng tuýp

Cách bảo quản sữa đặc

Để bảo quản sữa đặc được lâu mà không ảnh hưởng đến chất lượng sữa, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Sau khi mở nắp và sử dụng sữa hãy bọc kín phần miệng hở, sau đó bảo quản ở những nơi có nhiệt độ mát mẻ hoặc bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
  • Sữa đặc sau khi mở nắp nên sử dụng trong khoảng 3 - 4 ngày là tốt nhất. Nếu bảo quản sữa đặc trong tủ mát có thể sử dụng trong khoảng 7 - 10 ngày.
  • Không nên để sữa đặc quá 10 ngày, kể cả có được bảo quản trong tủ lạnh. Lúc này, sữa có thể vẫn dùng được nhưng nó có thể bị biến chất hoặc giảm bớt hương vị.

Tham khảo bài viết: Những cách bảo quản sữa đặc dùng được lâu và dễ làm

Bảo quản sữa đặc đúng cách

Sữa đặc sau khi mở nắp nên sử dụng trong 3 - 4 ngày là tốt nhất

Sữa đặc và Sữa tươi loại nào tốt hơn?

Sự tốt hơn giữa Sữa đặc và Sữa tươi phụ thuộc vào mục đích sử dụng và sở thích cá nhân. Sữa tươi thường giàu chất dinh dưỡng hơn, trong khi sữa đặc có hương vị ngọt tự nhiên hơn và thích hợp cho việc làm bánh và món tráng miệng. Sự chọn lựa giữa hai loại này phụ thuộc vào công thức cụ thể và mong muốn về vị ngon và độ đặc của món ăn.

Sữa đặc và Kem đặc loại nào tốt hơn?

Sự tốt hơn giữa Sữa đặc và Kem đặc phụ thuộc vào mục đích sử dụng và khẩu vị cá nhân. Sữa đặc thường ít ngọt hơn và được sử dụng nhiều trong nấu ăn và làm bánh, trong khi kem đặc có hương vị ngọt và dày hơn, thích hợp để phủ lên đồ ngọt và sử dụng trong các loại đồ uống. 

Tham khảo bài viết: Kem đặc và Sữa đặc khác nhau như thế nào?

Như vậy, trong  bài viết trên chúng tôi đã giới thiệu đến bạn tất cả các thông tin về sữa đặc. Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp bạn biết được sữa đặc là gì?, hiểu hơn về thành phần, công dụng của sữa đặc và biết cách sử dụng sữa đúng cách để đem lại hiệu quả cao nhất.