Thông Tin Dinh Dưỡng

NHỮNG ĐIỀU CẦN TRÁNH KHI UỐNG SỮA ĐẬU NÀNH CẦN PHẢI NHỚ

Ngày đăng:

13/01/2024

Một ly sữa đậu nành mỗi ngày có thể mang lại nhiều tác dụng tốt cho cơ thể. Nhưng không phải ai cũng biết sử dụng sữa đậu nành đúng cách, không biết nên kiêng hay không kiêng gì khi sử dụng sữa. Bài viết dưới đây Vinamilk giúp bạn hiểu rõ những điều cần tránh khi uống sữa đậu nành. ĐồLượng sữa đậu nành an toàn cho người trưởng thành là dưới 500ml.ng thời, những người có tiền sử bệnh dưới đây không nên sử dụng sữa đậu nành thường xuyên tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ.

 Điều cần tránh khi uống sữa đậu nành cần ghi nhớ

Những lưu ý khi uống sữa đậu nành 

1. Thành phần dinh dưỡng trong sữa đậu nành 

1.1. Protein

Protein trong đậu nành là một loại protein hoàn chỉnh, có chứa tất cả 9 loại axit amin thiết yếu mà cơ thể cần. Hàm lượng protein chiếm tới 36 - 56% trọng lượng khô của đậu nành. Có thể nói đậu nành là một loại thực phẩm giàu protein, tuy nhiên hàm lượng protein chưa cao như động vật. Việc tiêu thụ protein trong đậu nành có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như kiểm soát lượng đường trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch,...Nhờ protein đậu nành có thể giúp giảm sản xuất insulin, một hormone kiểm soát lượng đường trong máu. Ngoài ra, việc tiêu thụ protein của đậu nành giúp tăng cholesterol tốt HDL, giảm cholesterol xấu LDL hỗ trợ cải thiện sức khỏe tim mạch. 

1.2. Chất béo

Đậu nành được xem là nhóm thực phẩm giàu chất béo, chứa khoảng 18% trong lượng khô của đậu nành. Chất béo trong đậu nành là chất béo lành mạnh gồm các axit béo không bão hòa đơn và đa. Loại axit linoleic chiếm 50% tổng lượng chất béo trong đậu nành. Axit linoleic có nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường tuýp 2,...

Chất béo khi uống sữa đậu nành

Chất béo trong đậu nành lành mạnh tốt cho sức khỏe tim mạch

1.3. Carbohydrate

Đậu nành vừa giàu protein và chất, nhưng cũng chứa một lượng carbohydrate nhất định. Trong 100g đậu nành chứa khoảng 9,9g carbohydrate. Carbohydrate trong đậu nành là loại đường tự nhiên, giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng khác. 

1.4. Chất xơ

Đậu nành chứa một lượng chất xơ vừa đủ, chủ yếu là chất xơ alpha-galactosidase không hòa tan. Chất xơ trong đậu nành tốt cho sức khỏe vì được nên men bởi vi khuẩn trong đường ruột, dẫn đến hình thành các axit béo SCFA có thể cải thiện sức khỏe đường ruột và giảm nguy cơ ung thư đại tràng. 

1.5. Vitamin và khoáng chất

Đậu nành là nguồn cung cấp vitamin B, A, C, E và các khoáng chất như canxi, magie, kali, photpho, kẽm. Bổ sung các vitamin và khoáng chất trong đậu nành vào chế độ ăn uống để có một sức khỏe tốt.

1.6. Các hợp chất thực vật khác

Ngoài các thành phần dinh dưỡng như protein, chất béo, carbohydrate, vitamin, khoáng chất, đậu nành giàu các hợp chất có hoạt tính sinh học. 

  • Isoflavone: là một loại hợp chất thực vật có cấu trúc tương tự estrogen, có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, loãng xương và một số bệnh ung thư. 
  • Axit phytic: là loại hợp chất có thể làm giảm khả năng hấp thụ các khoáng chất như kẽm và sắt. 
  • Saponin: là loại hợp chất có tác dụng làm giảm cholesterol xấu LDL, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa,...

Tìm hiểu chi tiết về công dụng của sữa đậu nành đối với sức khỏe.

Các thành phần dinh dưỡng khi uống sữa đậu nành

Trong đậu nành có chứa nhiều hợp chất thực vật có hoạt tính thực vật tốt cho sức khỏe

2. 14 điều cần lưu ý khi uống sữa đậu nành

2.1. Không uống sữa đậu nành với thuốc kháng sinh

Sữa đậu nành và thuốc kháng sinh không nên uống cùng nhau vì có thể gây ra tác dụng phụ như giảm hiệu quả thuốc kháng sinh và tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ của thuốc. Đặc biệt, các loại thuốc kháng sinh như tetracycline, erythromycine sẽ làm mất các thành phần dinh dưỡng có ích trong sữa đậu nành.

Để tránh các tác dụng phụ của thuốc, bạn nên uống sữa đậu nành và thuốc kháng sinh cách nhau ít nhất 2 giờ. 

2.2. Không cho trứng vào sữa đậu nành

Khi cho trứng vào sữa đậu nành, lòng trắng trứng kết hợp với men trypsin có  trong sữa đậu nành sẽ tạo thành một hợp chất kết tủa. Việc kết hợp hai thực phẩm này với nhau có thể khiến cơ thể khó tiêu hóa và khó hấp thụ các chất dinh dưỡng trong trứng và sữa đậu nành.

Lưu ý khi uống sữa đậu nành với trứng

Trứng và sữa đậu nành kết hợp với nhau sẽ gây khó tiêu

2.3. Không trữ sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt

Nếu bảo quản sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt ở nhiệt độ cao thì sữa có khả năng bị biến chất và tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển. Ngoài ra, bình giữ nhiệt có thể chứa vi khuẩn khi không được vệ sinh sạch sẽ dễ làm sữa đậu nành bị nhiễm khuẩn. Để tránh các vấn đề trên, nên trữ sữa đậu nành trong chai hoặc bình thủy tinh, sau đó bảo quản trong túi giữ nhiệt để giữ ấm vừa đủ. 

2.4. Không uống sữa đậu nành khi đói

Do sữa đậu nành là một loại thực phẩm giàu protein và chất béo, uống sữa đậu nành khi đói sẽ khiến có thể bị khó tiêu, dẫn đến đau bụng, buồn nôn,... Ngoài ra sữa đậu nành còn chứa các chất có thể gây kích ứng dạ dày, đặc biệt là người có bệnh đau dạ dày. Vì thế bạn nên uống sữa đậu nành sau khi ăn bữa ăn nhẹ hoặc ăn sáng.

Có nên uống sữa đậu nành khi đói

Uống sữa đậu nành sau bữa ăn sáng là tốt nhất 

2.5. Không nên uống sữa đậu nành chưa đun kỹ

Sữa đậu nành khi chưa được đun kỹ sẽ chứa các chất có hại cho sức khỏe như chất ức chế men trypsin, saponin, vi khuẩn gây bệnh,...gây rối loạn chuyển hóa protein. Để tránh các triệu chứng khó tiêu, buồn nôn,... nên đun sôi sữa đậu nành ở nhiệt độ 80 - 90 độ C trong khoảng 15 phút. 

Cần tránh uống sữa đậu nành chưa đun kỹ

Trạng thái sôi giả khiến nhiều người lầm tưởng 

2.6. Không pha sữa đậu nành với đường nâu

Không nên pha sữa đậu nành với đường nâu vì đường nâu chứa các axit hữu cơ, khi kết hợp với protein trong sữa đậu nành có thể tạo thành các hợp chất biến tính, làm mất đi một số chất dinh dưỡng trong sữa. Ngoài ra, đường nâu có thể làm giảm khả năng hấp thụ isoflavone. 

Tham khảo cách nấu sữa đậu nành thơm ngon, giữ trọn dinh dưỡng.

2.7. Không nên uống sữa đậu nành mà không ăn kèm tinh bột

Khi ăn kèm tinh bột với uống sữa đậu nành, cơ thể sẽ dễ dàng hấp thu các chất dinh dưỡng trong đậu nành. Vì tinh bột có tác dụng làm dịch vị dạ dày được tiết ra, từ đó giúp các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành được tiêu hóa, hấp thụ hoàn toàn. 

2.8. Hạn chế uống quá nhiều

Lượng sữa đậu nành an toàn cho người trưởng thành là dưới 500ml.

Dù sữa đậu nành có nhiều dinh dưỡng, nhưng khi uống quá nhiều sẽ gây ra rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, đầy bụng và các chất dinh dưỡng không thể hấp thụ được. 

Cần tránh uống sữa đậu nành quá nhiều

Mỗi ngày chỉ nên uống sữa đậu nành dưới 500ml đối với người trưởng thành

2.9. Một số bệnh không nên uống sữa đậu nành

Sữa đậu nành có tính hàn nên những người có thể chất kém, tinh thần mệt mỏi, bị bệnh gút tránh uống sữa đậu nành. Ngoài ra, những người có triệu chứng thận hư, tiểu đêm nhiều, di tinh,...cũng không nên uống sữa đậu nành vì dễ làm các triệu chứng nặng hơn. 

2.10. Lưu ý và đề phòng tình trạng thiếu kẽm trong quá trình uống

Sữa đậu nành có chứa một số chất có thể gây ức chế quá trình hấp thụ kẽm của cơ thể như saponin, lectin. Đây là những chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, nhưng cũng có thể ức chế quá trình hấp thụ kẽm. Do đó, những người thường xuyên uống sữa đậu nành cần theo dõi để phòng thiếu kẽm. 

Lưu ý uống sữa đậu nành cho người thiếu kẽm

Những người thiếu kẽm không nên uống sữa đậu nành 

2.11. Không nên dùng sữa đậu nành thay thế sữa cho trẻ bú

Sữa đậu nành là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhưng không thể thay thế hoàn toàn sữa mẹ. Sữa đậu nành không chứa các chất dinh dưỡng quan trọng như DHA, ARA, vitamin K,... cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Do đó, không nên dùng sữa đậu nành thay thế sữa cho trẻ bú. 

2.12. Không kết hợp sữa đậu nành với rau chân vịt

Khi kết hợp sữa đậu nành với rau chân vịt sẽ gây nguy hại cho dạ dày. Do hàm lượng axit oxalic trong rau chân vịt khi kết hợp với đậu nành giàu canxi tạo thành canxi oxalat, một chất kết tủa không tan trong dạ dày. 

2.13. Không kết hợp sữa đậu nành với hành lá

Sữa đậu nành và hành lá kết hợp với nhau sẽ làm mất đi một số chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành. Vì axit hữu cơ trong hành lá kết hợp với protein trong đậu nành tạo thành các hợp chất như tanin, lysine,...gây khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, thậm chí là ngộ độc. 

2.14. Không kết hợp sữa đậu nành và mật ong

Các thành phần trong sữa đậu nành với mật ong sẽ tạo thành cục máu đông cứng trong dạ dày gây khó thở, khó tiêu hóa, thậm chí là hôn mê. Ngoài ra, sữa đậu nành và mật ong có thể làm giảm tác dụng của một số chất dinh dưỡng trong nhau. 

Cần tránh uống sữa đậu nành với mật ong

Sữa đậu nành và mật ong sử dụng cùng lúc sẽ tạo cục máu đông trong dạ dày

3. Nên uống sữa đậu nành vào lúc nào? 

2 thời điểm uống sữa đậu nành trong ngày tốt nhất là:

  • Uống sữa đậu nành vào buổi sáng, sau khi ăn sáng xong. Buổi sáng cơ thể cần được bổ sung năng lượng và các chất dinh dưỡng để bắt đầu ngày mới. 
  • Uống sữa đậu nành vào buổi tối, trước khi đi ngủ 1 - 2 tiếng. Lúc này, cơ thể sẽ dễ dàng hấp thụ isoflavone trong sữa đậu nành. 

Tuy nhiên, không uống sữa đậu nành khi đói và không nên uống sữa đậu nành quá nhiều trong một ngày.

Không nên uống sữa đậu nành khi đói

Thời điểm tốt nhất để uống sữa đậu nành là vào sáng sớm 

4. Những ai không nên uống sữa đậu nành? 

4.1  Người bị viêm dạ dày, đường ruột không tốt

Sữa đậu nành có chứa một số chất gây kích ứng dạ dày, đường ruột như saponin, lectin,...khiến những người bị viêm dạ dày, đường ruột không tốt cảm thấy đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, đau bụng,...Hơn nữa, sữa đậu nành cũng có tính hàn, có thể làm tăng lượng axit trong dạ dày, khiến tình trạng viêm dạ dày, đường ruột trở nên nghiêm trọng thêm. 

4.2  Người bị bệnh gút 

Người bị bệnh gút không nên uống sữa đậu nành vì sữa đậu nành có chứa purine. Purine là một chất khi được chuyển hóa trong cơ thể sẽ tạo thành axit uric. Khi mà nồng độ axit uric trong máu tăng cao sẽ gây ra các cơn đau nhức khớp, viêm khớp,... Người bị bệnh gút nên hạn chế và chỉ nên uống lượng nhỏ và theo dõi phản ứng của cơ thể. 

4.3 Người đang uống thuốc kháng sinh

Các loại thuốc kháng sinh chứa erythromycin không nên sử dụng cùng lúc với sữa đậu nành. Bởi vì khi dùng thuốc kháng sinh và sữa đậu nành cùng nhau có thể gây ra phản ứng hóa học, tạo thành một chất khác làm suy giảm tác dụng của thuốc kháng sinh. Chỉ nên sử dụng thuốc kháng sinh và sữa nhau cách nhau khoảng 1-2 tiếng. 

4.4 Người bị ung thư vú

Trong đậu nành có chứa phytoestrogen có tác dụng kích thích estrogen có thể làm cho tế bào ung thư vú phát triển nhanh hơn. Vì vâỵ những người có bệnh ung thư vú, buồng trứng và tử cung không nên sử dụng sữa đậu nành. 

Lưu ý uống sữa đậu nành với người mắc bệnh ung thư

Mắc bệnh ung thư vú hạn chế uống sữa đậu nành 

4.5 Người bị sỏi thận

Sữa đậu nành có chứa một số chất có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận như canxi, oxalat và axit uric. Ngoài ra, sữa đậu nành có tính hàn có thể khiến tình trạng sỏi thận trở nên nghiêm trọng hơn. 

4.6 Người thiếu kẽm

Các chất ức chế saponin và lectin có trong sữa đậu nành đều không tốt cho sức khỏe vì ngăn cản quá trình hấp thụ kẽm của cơ thể. Do vậy, khi uống sữa đậu nành thường xuyên cần chú ý bổ sung kẽm bằng các loại thực phẩm như thịt bò, ngũ cốc nguyên hạt, hải sản,...

4.7 Người đang phục hồi sau phẫu thuật 

Sau khi phẫu thuật thì người bệnh thường có sức khỏe yếu, các chức năng của cơ quan trong cơ thể cũng yếu. Mà sữa đậu nành có thể gây kích ứng dạ dày, đường ruột khiến người bệnh cảm thấy đầy bụng, buồn nôn, táo bón. Vì vậy, uống sữa đậu nành có thể khiến quá trình hồi phục chậm lại. 

4.8 Phụ nữ có thai

Sữa đậu nành có chứa các chất ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, chẳng hạn như phytoestrogen. Hợp chất phytoestrogen có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non ở phụ nữ đang mang thai.

Phụ nữ có thai không nên uống sữa đậu nành

Hợp chất phytoestrogen làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non  

5. Gợi ý cho bạn 4 loại sữa đậu nành chất lượng từ Vinamilk 

5.1 Sữa đậu nành tươi

  • Xuất xứ: Việt Nam 
  • Nơi sản xuất: Việt Nam
  • Thành phần chính: Dịch trích từ hạt đậu nành, nước, sữa tươi, đường, dầu thực vật, hương đậu xanh, muối ăn, vitamin (A, D3, B9,  B12, B6).
  • Năng lượng: 61,6 kcal/100ml
  • Phù hợp: Trẻ em từ 4 tuổi trở lên
  • Giá bán tham khảo: 24.000đ/hộp/180ml

Vinamilk là thương hiệu sữa đậu nành nổi tiếng được nhiều thế hệ người tiêu dùng Việt Nam sử dụng sản phẩm. Sữa đậu nành tươi Vinamilk là một sản phẩm sữa đậu nành chất lượng, được sản xuất từ nguồn nguyên liệu sạch, an toàn và có giá thành hợp lý. Sản phẩm có hương vị thơm ngon, dễ uống, phù hợp với nhiều đối tượng.

Đặc biệt, dòng sữa đậu nành tươi từ những hạt đậu nành nguyên chất, không chứa các chất biến đổi gen hay chất bảo quản. Sản phẩm sữa đậu nành tươi Vinamilk mang đến cho người dùng dồi dào chất dinh dưỡng, bổ sung gấp đôi canxi giúp xương chắc khỏe, dẻo dai và cung cấp năng lượng. 

Nên chọn uống sữa đậu nành tươi Vinamilk

Sữa đậu nành tươi Vinamilk cung cấp dồi dào chất dinh dưỡng

5.2. Sữa đậu nành Vinamilk

  • Xuất xứ: Việt Nam 
  • Nơi sản xuất: Việt Nam
  • Thành phần chính: Nước, đậu nành hạt, đường, cacbonat canxi,...
  • Năng lượng: 56,7 calo/100ml
  • Phù hợp: Trẻ em từ 4 tuổi trở lên
  • Giá bán tham khảo: 24.000đ/hộp/200ml

Sữa đậu nành Vinamilk gấp đôi canxi được trải qua các quy trình sản xuất từ những hạt đậu nành chuẩn nhất, thơm ngon. Sữa vừa giúp khỏe vóc dáng, vừa đẹp da và vừa giúp xương chắc khỏe. 

Sữa đậu nành Vinamilk gấp đôi canxi giúp phát triển và duy trì hệ xương chắc khỏe. Ngoài canxi ra còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như protein, chất xơ, chất béo, vitamin và muối khoáng. Do đó, sữa đậu nành Vinamilk giúp cung cấp năng lượng đầy đủ cho một ngày, hỗ trợ giảm cân, tăng cường tiêu hoá và duy trì làn da khỏe đẹp.

Nên chọn uống sữa đậu nành Vinamilk

Sữa đậu nành Vinamilk gấp đôi canxi giúp xương chắc khỏe

5.3 Sữa đậu nành SuperSoy

  • Xuất xứ: Việt Nam 
  • Nơi sản xuất: Việt Nam
  • Thành phần chính: Dịch trích từ hạt đậu nành (71%), nước, đường, dầu thực vật,...
  • Năng lượng: 56,3 calo/100ml
  • Phù hợp: Trẻ em từ 4 tuổi trở lên
  • Giá bán tham khảo: 18.000đ/bịch/ 220ml

Sữa đậu nành SuperSoy của Vinamilk là một sản phẩm sữa đậu nành nguyên chất 100%, được làm từ những hạt đậu nành có chọn lọc, chất lượng cao. Sữa có hương vị thơm ngon béo ngậy, phù hợp với khẩu vị của nhiều người. 

Nhờ được sản xuất theo quy trình khép kín, hiện đại nên sữa đậu nành SuperSoy 100% nguyên chất có thành phần dinh dưỡng cao như protein, canxi, vitamin và khoáng chất giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn. Sữa đậu nành SuperSoy là một lựa chọn tốt cho những người muốn bổ sung dinh dưỡng và bảo vệ sức khỏe. 

Nên chọn uống sữa đậu nành tươi SuperSoy

Sữa đậu nành SuperSoy có nhiều thành phần dinh dưỡng 

5.4 Sữa đậu nành GoldSoy 

  • Xuất xứ: Việt Nam 
  • Nơi sản xuất: Việt Nam
  • Thành phần chính: Nước, đậu nành, đường tinh luyện, chất ổn định,...
  • Năng lượng: 59,4 calo/100ml
  • Phù hợp: Trẻ em từ 4 tuổi trở lên
  • Giá bán tham khảo: 30.400đ/hộp/1 lít

Sữa đậu nành là loại thức uống quen thuộc với nhiều người. Trong số các loại sữa đậu nành trên thị trường, sữa đậu nành GoldSoy là một sản phẩm được nhiều người tin dùng. Sữa đậu nành sản xuất từ 100% hạt đậu nành không biến đổi gen, nhập khẩu từ Bắc Mỹ. 

Với hương vị thơm ngon, tự nhiên, sữa đậu nành GoldSoy là thực phẩm bổ sung phù hợp với mọi lứa tuổi. Sản phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Nên chọn uống sữa đậu nành tươi GoldSoy

Sữa đậu nành GoldSoy giàu chất đạm

Kết luận

Hy vọng bài viết trên sẽ mang đến nhiều điều hữu ích về sữa đậu nành. Dù sữa đậu nành là thực phẩm vô cùng bổ dưỡng, thơm ngon tuy nhiên sữa đậu nành kiêng kỵ khi kết hợp với một số thứ. Vì khi kết hợp lại với nhau khiến người uống ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Để thuận tiện thì chúng tôi gợi ý cho bạn các loại sữa đậu nành của Vinamilk giúp bạn lựa chọn, và hãy ghi nhớ kỹ 14 điều cần tránh khi uống sữa đậu nành nhé!