Thông Tin Dinh Dưỡng

TRÀ ATISO ĐỎ CÓ TÁC DỤNG GÌ? 15 CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI

Ngày đăng:

17/01/2024

Trà atiso đỏ được biết đến là loại thảo dược có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Trà hoa atiso đỏ còn là loại nước giải khát thơm ngon, bổ dưỡng với vị chua ngọt dễ uống, màu sắc đẹp mắt. Vậy trà atiso đỏ có tác dụng gì và khi sử dụng trà hoa atiso đỏ cần lưu ý những gì? Cùng Vinamilk tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây nhé!

tác dụng của atiso đỏ

Trà Atiso đỏ rất tốt cho sức khỏe

1. Những điều cần biết về Atiso đỏ 

1.1. Atiso đỏ là gì? Nguồn gốc của Atiso đỏ 

Atiso đỏ hay còn có tên gọi là bụp giấm, bụp chua, cây rau chua, giền chua, hoa vô thường, tên tiếng Anh là hibiscus. Loại cây này phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, ngay cả khi đất trồng nghèo dinh dưỡng. 

Atiso đỏ có nguồn gốc ở những khu vực nhiệt đới như Trung Đông và Trung Mỹ. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ báo cáo rằng trên thế giới có hơn 40 loài atiso đỏ khác nhau, đài hoa của nó có thể được sấy khô để tạo thành trà.

nguồn gốc atiso đỏ

Atiso đỏ có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới như Trung Đông và Trung Mỹ

1.2. Đặc điểm atiso đỏ

Cây atiso đỏ thuộc cây thân thảo, cao khoảng từ 1.5 - 2m, thân cây thẳng có màu tím nhạt. Lá cây có hình trứng, mọc so le và có mép răng nhỏ đều ở phiến lá. Chiều dài của phiến lá dao động từ 50 - 80 cm. 

Hoa atiso đỏ mọc ở nách lá, hoa nhỏ màu đỏ và thường không có cuống. Tràng hoa có thể có màu vàng hồng, tím hoặc trắng tùy thuộc vào loại cây cụ thể. Đài hoa có lông nhỏ, đầu hoa nhọn, đều.

hoa atiso đỏ

Hoa atiso màu đỏ, thường không có cuống và đài hoa có lông nhỏ

1.3. Phân biệt atiso đỏ và atiso xanh

Tiêu chí phân biệt

Atiso đỏ

Atiso xanh

Hình dáng

Thân thảo và cao khoảng 1.5 - 2m.

Thân thảo và cao khoảng hơn 1m - 2m và rất cứng, có phủ lông trắng bên ngoài.

Màu sắc

Màu đỏ

Màu vàng xanh

Hương vị

Vị chua thanh

Vị ngọt tự nhiên

Đặc điểm nổi bật

  • Lá cây có dạng hình trứng, răng cưa quanh mép. 
  • Hoa màu đỏ mọc đơn ở nách, cuống rất ngắn và có lông thô phủ bên ngoài.
  • Lá to, dài và mọc so le, mặt dưới có lông, mặt trên có màu xanh lục.
  • Hoa atiso xanh chỉ mọc ở ngọn, có lông tơ mềm.

Khu vực phân bố

Phân bố ở những khu vực khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới

Phân bố ở những khu vực có khí hậu ôn đới mát mẻ

Công dụng chính

  • Hỗ trợ giảm cân
  • Giải tỏa stress
  • Tăng khả năng tập trung và tăng cường trí nhớ.
  • Hỗ trợ giảm huyết áp và cholesterol xấu trong máu.
  • Tăng chức năng gan, giúp gan đào thải chất độc
  • Kích thích điều tiết và lưu thông tuyến mật, giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. 
  • Làm đẹp làn da, chống oxy hóa, giúp làn da luôn tươi trẻ và tràn đầy sức sống.

Đối tượng sử dụng

Trẻ em trên 4 tuổi và người lớn.

Trẻ em trên 4 tuổi và người lớn.

Giá thành

Cao hơn

Thấp hơn

so sánh atiso xanh và đỏ

Atiso xanh có kích thước to và có lông tơ 

1.4. Thành phần hóa học

Lá đài của atiso đỏ chứa nhiều thành phần hóa học như protein, acid tan trong nước bao gồm acid hibiscus, acid citric và acid tartaric. Lá đài cũng chứa một số chất có tính kháng sinh như clorid hibiscin và gossypetin .

Hoa atiso đỏ có chứa flavonoid, gossypitrin, flavonol glucosid hibiscitrin, sabdartrin, hibiscetin. Ngoài ra, quả atiso đỏ cũng chứa nhiều thành phần khác như vitamin C, gossypetin và anthocyanin,…

1.5. Bộ phận sử dụng

Atiso đỏ không chỉ là một loại rau mà còn là vị thuốc bổ ích đối với sức khỏe. Mọi bộ phận từ lá, thân, rễ, hoa của atiso đỏ đều có thể sử dụng và đem lại giá trị dinh dưỡng cao:

  • Làm thực phẩm: Phần đế hoa và phần nách lá thường được sử dụng làm nguyên liệu chính trong ẩm thực.
  • Làm thuốc: Lá, hoa, thân và rễ atiso đỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng và dược tính quý giá, được sử dụng rộng rãi trong y học.

hoa trà atiso đỏ

Hoa atiso đỏ có thể sử dụng mọi bộ phận

2. Trà atiso đỏ có tác dụng gì?

2.1. Tác dụng chống oxy hóa

Atiso đỏ chứa thành phần beta-carotene, vitamin C và anthocyanin, đây đều là các chất chống ô nhiễm mạnh mẽ. Những chất này có khả năng phá hủy các gốc tự do gây ra nhiều bệnh tật như ung thư, bệnh tim, đái tháo đường. Từ đó giúp hỗ trợ phòng ngừa bệnh tật hiệu quả. 

2.2. Chống lão hóa

Sự tích tụ của gốc tự do trong cơ thể là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng lão hóa. Trong hoa atiso đỏ chứa nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên, hỗ trợ ngăn chặn những tổn thương do tế bào gốc tự do gây ra. 

Việc sử dụng thường xuyên trà atiso đỏ có thể giúp hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa, giúp làn da luôn trẻ trung và bảo vệ cơ thể khỏi nhiều một số bệnh tật nguy hiểm như ung thư, bệnh tim, viêm khớp.

atiso đỏ chống lão hóa

Trà atiso đỏ có công dụng chống oxy hóa và chống lại quá trình lão hóa

2.3. Tăng cường hoạt động miễn dịch

Ngoài tác dụng chống oxy hóa, atiso đỏ còn chứa lượng lớn vitamin C, một dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe và hệ miễn dịch. Vitamin C giúp tăng cường khả năng chống lại vi khuẩn và virus, tăng sức đề kháng, chống lại cảm lạnh và nhiễm trùng.

2.4. Giúp kháng khuẩn, chống viêm

Trà atiso đỏ có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, giúp hỗ trợ ngăn chặn sự phát triển của các bệnh như hen suyễn, viêm khớp dạng thấp, bệnh Alzheimer và ung thư. Những thành phần chống viêm có trong atiso đỏ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm triệu chứng và nguy cơ mắc phải các bệnh lý nền.

atiso đỏ kháng viêm

Trà atiso đỏ có đặc tính kháng viêm, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý nền

2.5. Hỗ trợ tiêu hóa

Atiso đỏ chứa inulin, một loại chất xơ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn. Điều này giúp làm giảm nguy cơ mắc phải một số loại ung thư ruột kết, giảm táo bón, tiêu chảy. Chiết xuất atiso còn giúp giảm bớt khó chịu trong hệ tiêu hóa như đầy hơi, buồn nôn, ợ nóng. 

Bên cạnh đó, trong trà hoa atiso đỏ còn có cynarin giúp kích thích quá trình sản xuất mật, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của nhu động ruột, hỗ trợ tiêu thụ chất béo dễ dàng.

atiso đỏ hỗ trợ tiêu hóa

Trà atiso đỏ còn có cynarin hỗ trợ tiêu hóa dễ dàng

2.6. Giảm đau kỳ kinh nguyệt

Sử dụng atiso đỏ thường xuyên có công dụng giảm đau bụng kinh và hiện tượng chuột rút. Bên cạnh đó, atiso đỏ cũng góp phần cân bằng nội tiết tố, làm giảm một số triệu chứng trong kỳ kinh nguyệt như trầm cảm, thay đổi trạng thái... 

Trà atiso giúp cân bằng nội tiết tố

Trà atiso giúp cân bằng nội tiết tố, giảm đau hiệu quả trong kỳ kinh nguyệt

2.7. Hỗ trợ điều trị cao huyết áp

Trà atiso đỏ chứa bioflavonoids, có tác động tích cực trong việc ngăn chặn hình thành gốc tự do và chống lão hóa. Hoạt chất này còn có công dụng chống lại quá trình oxy hóa lipoprotein, điều hòa huyết áp. 

Thường xuyên uống trà hoa atiso đỏ là một cách tự nhiên và an toàn để hạ huyết áp. Tuy nhiên vì atiso có thể hỗ trợ điều trị cao huyết áp, do đó bạn không nên sử dụng quá nhiều trà atiso cùng một lúc hoặc dùng chung với thuốc hạ áp để tránh gây hạ huyết áp quá mức.

2.8. Giảm cholesterol xấu và triglycerid

Sử dụng atiso đỏ thường xuyên sẽ giúp tăng cholesterol tốt, giảm cholesterol xấu và triglycerid trong máu. Điều này giúp bảo vệ mạch máu khỏi những tổn thương và giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch như xơ vữa động mạch, mỡ máu, nhồi máu cơ tim.

atiso giúp bảo vệ mạch máu

Trà atiso đỏ giúp bảo vệ mạch máu khỏi tổn thương

2.9. Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Atiso đỏ có khả năng kích thích quá trình sản xuất insulin, giúp chuyển hóa đường trong máu thành năng lượng. Sử dụng atiso đỏ sẽ hỗ trợ phòng ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả. 

Tuy nhiên, bên cạnh việc uống trà atiso đỏ thì bạn cũng cần kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, luyện tập thể dục đều đặn để tăng cường sức khỏe và kiểm soát đường huyết. 

2.10. Giúp giảm cân, ngăn ngừa béo phì

Trà atiso đỏ chứa chất hỗ trợ sản xuất enzyme amylase, đây là loại enzym có khả năng phân hủy tinh bột và đường, từ đó ngăn chặn dư thừa calo tích tụ trong cơ thể. 

Bên cạnh đó, sử dụng trà hoa atiso đỏ sau bữa ăn có thể kích thích quá trình trao đổi chất, thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo, hỗ trợ giảm lượng carbohydrate, góp phần vào quá trình giảm cân.

atiso ngăn tích tụ mỡ

Dưỡng chất trong atiso đỏ ngăn chặn tích tụ mỡ thừa hiệu quả

2.11. Cung cấp chất điện giải

Atiso đỏ rất giàu các chất điện giải, giúp duy trì và cân bằng nồng độ pH trong máu. Điều này rất quan trọng sau khi tập luyện thể thao hoặc lao động vất vả, giúp khôi phục sức khỏe nhanh chóng.

2.12. Hỗ trợ điều trị bệnh tim

Trong hoa atiso đỏ có chứa hoạt chất anthocyanin, hoạt chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Anthocyanin đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hệ tim mạch khỏi tác động tiêu cực của các gốc tự do, ngăn chặn quá trình oxi hóa, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý như xơ vữa động mạch, các bệnh về mắt. 

trà atiso đỏ điều trị bệnh tim 

Hoạt chất anthocyanin có trong trà atiso đỏ giúp điều trị bệnh tim hiệu quả

2.13. Tốt cho gan

Thành phần flavonoid có trong trà atiso đỏ có tác dụng tăng cường hoạt động của các enzym giải độc trong gan. Việc bổ sung trà atiso đỏ có công dụng giúp chống độc, làm giảm tổn thương gan, bảo vệ chức năng gan và cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ.

atiso tốt cho gan

Thành phần flavonoid giúp cải thiện hoạt động của gan

2.14. Ngăn ngừa ung thư

Atiso đỏ có hàm lượng polyphenol dồi dào, đây là nhóm hợp chất có đặc tính chống ung thư mạnh mẽ. Chiết xuất atiso đỏ còn có thể ức chế sự phát triển và xâm lấn của các tế bào ung thư miệng, ung thư máu, ung thư dạ dày, tuyến tiền liệt và ung thư trực tràng. 

2.15 Chống trầm cảm

Atiso đỏ chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết, cùng với flavonoid có đặc tính chống trầm cảm.

Bổ sung trà hoa atiso đỏ có thể giúp giảm lo lắng, mang đến cảm giác khỏe khoắn và thoải mái cho cơ thể và tâm trí.

3. Cách sử dụng trà atiso đỏ

  • Trà nóng: Sử dụng 70g hoa atiso đỏ tươi hoặc 30g hoa atiso đỏ khô đem đi rửa sạch, cho vào bình cùng với 700ml nước, ngâm trong khoảng 15 phút. Sau đó lọc lấy nước uống và sử dụng trong ngày.
  • Trà lạnh: Ngâm hoa atiso đỏ với nước lạnh trong khoảng 2 ngày mà không cần đun sôi. Sau đó Lọc lấy nước uống

Lưu ý rằng nếu vị chua của trà làm bạn cảm thấy khó uống thì có thể thêm một chút mật ong. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thêm chanh, cam, hoặc một ít mẫu quế để tăng thêm hương vị thơm ngon của trà.

uống trà atiso đỏ

Bạn có thể uống trà atiso nóng hoặc lạnh tùy thuộc theo sở thích

4. Các đối tượng không nên dùng atiso đỏ

  • Những người có triệu chứng dị ứng như ngứa và phát ban sau khi sử dụng trà atiso đỏ
  • Những người  có cơ địa hàn hoặc vấn đề về tiêu hóa không nên sử dụng atiso đỏ lâu dài vì tính hàn của atiso có thể gây hại.
  • Phụ nữ có thai hoặc cho con bú không nên sử dụng atiso đỏ vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Người đang dùng thuốc chứa chloroquine hoặc điều trị sốt rét nên tránh sử dụng atiso đỏ để tránh những phản ứng không mong muốn.
  •  Người có các vấn đề về phổi như phổi tắc nghẽn mạn tính, ho kéo dài nên hạn chế sử dụng atiso đỏ.

bà bầu không uống atiso đỏ

Những mẹ bầu và đang cho con bú không nên sử dụng trà atiso đỏ

5. Các đối tượng cần thận trọng khi dùng trà atiso đỏ 

  • Người bị mất ngủ, rối loạn giấc ngủ: Nên sử dụng atiso đỏ với liều lượng ít và tránh sử dụng vào ban đêm để tránh kích thích thần kinh, gây khó ngủ.
  • Người có huyết áp thấp: Nên sử dụng trà atiso đỏ với đường và dùng sau bữa ăn để hỗ trợ duy trì huyết áp ổn định.
  • Người bệnh đái tháo đường: Cần theo dõi và kiểm soát đường huyết thường xuyên khi sử dụng atiso đỏ để đảm bảo tình trạng sức khỏe.
  • Người bệnh tăng huyết áp: Cần theo dõi huyết áp thường xuyên khi sử dụng trà atiso đỏ, đồng thời kết hợp sử dụng các loại thuốc hạ áp khác.
  • Người đang sử dụng những loại thuốc khác: Cần thận trọng khi dùng atiso đỏ chung với các loại thuốc như diclofenac vì một số thành phần trong atiso đỏ có thể làm giảm tác dụng của thuốc.

6. Một số lưu ý khi dùng atiso

6.1. Thêm đường khi dùng nếu bạn bị huyết áp thấp

Nếu bạn đang gặp vấn đề về huyết áp thấp thì nên thêm đường khi uống đài quả khô atiso đỏ để duy trì mức huyết áp ổn định. Lưu ý nên uống sau bữa ăn để trà phát huy được tối đa tác dụng.

6.2. Không nên sử dụng nước máy để pha

Sử dụng nước máy để pha trà có thể làm tăng vị nồng và chua của trà vì trong nước máy có chứa clo. Để thưởng thức được ngon nhất, bạn nên pha trà bằng nước tinh khiết đã được đun sôi. Điều này cũng giúp trà có màu sắc trong và hương vị thơm ngon hơn. 

không sử dụng nước máy pha trà atiso

Không nên pha trà atiso bằng máy tránh làm trà có vị nồng và chua

6.3. Không nên lạm dụng

Không nên uống trà hoa atiso đỏ quá 3 tách mỗi ngày. Việc lạm dụng quá nhiều trà atiso đỏ có thể gây áp lực cho gan, khiến gan làm việc quá sức.

6.4. Thời điểm cần tránh khi uống trà atiso đỏ 

Tránh uống trà atiso đỏ khi đói và hạn chế tiêu thụ trà vào buổi tối. Việc này có thể giúp duy trì cân nặng và giảm thiểu tình trạng bị mất ngủ, rối loạn giấc ngủ.

không uống atiso đỏ vào buổi tối

Không nên uống trà atiso đỏ vào buổi tối có thể gây mất ngủ


Bài viết trên đây Vinamilk đã cùng bạn tìm hiểu trà atiso đỏ có tác dụng gì. Việc bổ sung trà hoa atiso đỏ với liều lượng phù hợp sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm huyết áp, hỗ trợ phòng bệnh tim mạch, đột quỵ, giảm cân và ngăn ngừa lão hóa. Hy vọng qua những thông tin trên sẽ giúp bạn biết cách sử dụng trà atiso phù hợp, giúp trà phát huy được tối đa công dụng. 


Câu hỏi thường gặp

  1. Trà atiso đỏ có tác dụng phụ gì không?

Trà atiso đỏ nói chung là an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên, một số người có thể gặp một số tác dụng phụ như: Táo bón, Buồn nôn, Ngứa ngáy hay bị dị ứng,...

  1. Trà atiso đỏ nên uống như thế nào?

Liều lượng uống trà atiso đỏ hợp lý là 20-30 gram đài hoa atiso đỏ khô mỗi ngày. Bạn có thể chia thành nhiều lần uống trong ngày.

Xem thêm: 

Cách làm trà atiso đỏ đơn giản tại nhà