Thông Tin Dinh Dưỡng

VAI TRÒ CỦA LỢI KHUẨN TRONG SỮA CHUA VINAMLIK ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

Ngày đăng:

31/12/2023

Như chúng ta đã biết, trong sữa chua chứa rất nhiều lợi khuẩn tốt cho sức khỏe đường ruột nói riêng và hệ miễn dịch nói chung. Nhưng bạn có biết cụ thể lợi khuẩn trong sữa chua bao gồm những loại nào? Và vai trò của từng loại ra sao? Vinamilk sẽ giải đáp chi tiết các câu hỏi này trong bài viết sau đây. 

Lợi khuẩn trong sữa chua

Các loại lợi khuẩn trong sữa chua và vai trò của chúng

1. Trong sữa chua có những lợi khuẩn nào?  

Trong sữa chua bao gồm 5 loại lợi khuẩn là: Streptococcus thermophilus, Lactobacillus bulgaricus, Bifidobacterium Bifidum, Bifidobacterium Breve và Bacillus coagulans.

Streptococcus thermophilus 

Lợi khuẩn Streptococcus thermophilus trong sữa chua rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Nó có tác dụng ổn định hệ vi sinh đường ruột và phòng ngừa rối loạn tiêu hóa.

Streptococcus thermophilus còn giúp giảm các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn,… Đối với những người thường xuyên phải dùng kháng sinh, đường ruột yếu; Streptococcus thermophilus sẽ giúp hạn chế tình trạng tiêu chảy. 

Streptococcus thermophilus cũng sản sinh ra chất chống oxy hóa, cân bằng độ pH từ đó giúp loại bỏ vi khuẩn có hại, tăng cường sức khỏe đường ruột.

Không chỉ tốt cho tiêu hóa, Streptococcus thermophilus còn giúp tăng cường sức đề kháng, phòng chống viêm nhiễm đường ruột và âm đạo.

Lợi khuẩn Streptococcus thermophilus

Lợi khuẩn Streptococcus thermophilus trong sữa chua

Lactobacillus bulgaricus

Lactobacillus trong sữa chua là vi khuẩn ưa axit. Loại lợi khuẩn này tạo ra acid lactic và hydrogen peroxide giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại, tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa, đồng thời giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng. Đây là loại lợi khuẩn có nhiều nhất trong sữa chua.

Chính nhờ loại lợi khuẩn này, việc bổ sung sữa chua đều đặn sẽ giúp hạn chế các bệnh do những tác nhân có hại bên ngoài gây ra, đặc biệt là nguy cơ nhiễm trùng đường ruột và viêm nhiễm vùng kín.

Lợi khuẩn Lactobacillus trong sữa chua

Lactobacillus bulgaricus là loại lợi khuẩn trong sữa chua giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa

Bifidobacterium Bifidum và Bifidobacterium Breve

Viêm và loét dạ dày chủ yếu do vi khuẩn H.Pylori gây ra. Trong khi đó, lợi khuẩn Bifidobacterium Bifidum có trong sữa chua lại có thể giúp hồi phục các vết viêm loét này một cách hiệu quả. Bifidobacterium Breve còn có chức năng nhuận tràng, cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ em. 

Lợi khuẩn Bifidobacterium trong sữa chua

Lợi khuẩn Bifidobacterium trong sữa chua có tác dụng nhuận tràng

Vi khuẩn bacillus coagulans

Một trong các loại vi khuẩn có trong sữa chua đó là bacillus coagulans. Đây là loại lợi khuẩn đặc biệt tốt đối với trẻ em, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, cải thiện các tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, viêm ruột,… Hơn nữa, vi khuẩn này còn giúp cải thiện hệ miễn dịch và hỗ trợ phòng tránh các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.

Lợi khuẩn Bacillus coagulans

Lợi khuẩn Bacillus coagulans trong sữa chua đặc biệt tốt cho trẻ em

2. Vai trò của các lợi khuẩn trong sữa chua 

2.1. Giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng

Lactobacillus Acidophilus là chủng vi khuẩn phổ biến nhất trong sữa chua, giúp tạo ra acid lactic và hydro peroxide, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn có hại trong hệ tiêu hóa. Loại lợi khuẩn này sẽ thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong ruột, hỗ trợ “đẩy lùi” các bệnh về tiêu hóa, từ đó giảm nguy cơ ung thư trực tràng.

Tìm hiểu thêm về Acid lactic trong sữa chua là gì? Có công dụng gì đối với sức khỏe?

2.2. Cải thiện hệ miễn dịch

Lợi khuẩn Probiotics lactobacillus Acidophilus còn giúp nâng cao hệ thống miễn dịch, hạn chế các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể được tăng cường sẽ giúp hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, đặc biệt là các nhiễm trùng hệ tiêu hóa.

2.3. Ngăn ngừa nhiễm trùng nấm men ở âm đạo

Vi khuẩn Lactobacillus hoạt động tích cực sẽ giúp ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng vùng kín, đặc biệt tốt đối với các chị em phụ nữ. Do đó, ăn sữa chua mỗi ngày cũng là một cách hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa nhiễm trùng nấm men một cách hiệu quả.

2.4. Phục hồi vết thương viêm loét do H.Pylori gây ra

Bifidobacterium Bifidum có trong sữa chua lại có thể giúp hỗ trợ hồi phục các vết viêm loét do vi khuẩn H.Pylori gây ra một cách hiệu quả, giúp làm lành vết thương nhanh chóng.

2.5. Hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa

Các lợi khuẩn trong sữa chua kể trên, đặc biệt là Bacillus coagulans đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ khắc phục các chứng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích,… ở trẻ em và người lớn. Việc chọn lựa sữa chua chứa nhiều loại lợi khuẩn sẽ giúp ổn định đường ruột và đẩy lùi các vi khuẩn gây hại cho hệ tiêu hóa. 

3. Ăn sữa chua có tác dụng gì? 

3.1. Tốt cho hệ tiêu hóa

Trong sữa chua có rất nhiều lợi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Đặc biệt ăn sữa chua sẽ rất tốt cho những người vừa sử dụng kháng sinh xong vì lúc này, hệ tiêu hóa dễ bị rối loạn. 

Đối với những người bị đau dạ dày thường xuyên phải sử dụng thuốc kháng axit, ăn sữa chua sẽ giúp hạn chế các triệu chứng khó chịu do đầy hơi, đau bụng, khó tiêu,…

3.2. Giúp xương chắc khỏe 

Hàm lượng canxi trong sữa chua khá cao giúp tăng cường sức khỏe của xương khớp, hỗ trợ ngăn ngừa loãng xương, đặc biệt là người trong giai đoạn mãn kinh, tiền mãn kinh. Đối với trẻ nhỏ, sữa chua giúp hỗ trợ kích thích sự phát triển của xương. 

3.3. Duy trì cân nặng 

Trong sữa chua có nhiều đạm và các chất dinh dưỡng cần cho cơ thể nên việc ăn sữa chua sẽ giúp bổ sung các dưỡng chất, từ đó giảm nhu cầu nạp năng lượng dư thừa từ các thực phẩm khác.

Ngoài ra, các lợi khuẩn trong sữa chua còn giúp tăng cường quá trình trao đổi chất và hỗ trợ tiêu hóa, giúp kiểm soát cân nặng rất tốt. Vì vậy, đây một là thực phẩm nên có trong chế độ dinh dưỡng của những ai đang ăn kiêng.

3.4. Tăng cường đề kháng 

Probiotic trong sữa chua có khả năng hỗ trợ giảm viêm, hạn chế các bệnh về tiêu hóa và nhiễm trùng do virus, từ đó nâng cao sức đề kháng. Do đó, việc bổ sung sữa chua mỗi ngày không chỉ tốt cho tiêu hóa mà còn rất hiệu quả trong việc bảo vệ sức khỏe của bạn.

3.5. Đẹp da, chống lão hóa

Sữa chua rất giàu vitamin, giúp nuôi dưỡng các tế bào da từ sâu bên trong và loại bỏ tế bào chết. Đặc biệt, tác dụng của sữa chua đối với phụ nữ phải kể tới đó là hạn chế sự oxy hóa, làm chậm sự lão hóa, đem lại sự trẻ trung, tươi tắn cho làn da.

Sữa chua có nhiều lợi ích cho sức khỏe

Sữa chua mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch

4. Những lưu ý khi ăn sữa chua 

Sữa chua có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số điều sau khi ăn để giữ nguyên giá trị dinh dưỡng tốt nhất của sữa chua:

  • Nên ăn sữa chua sau bữa ăn 1-2 giờ vì lúc này nồng độ pH trong dạ dày đã ổn định, là môi trường thuận lợi để các lợi khuẩn trong sữa chua phát triển.
  • Không nên lạm dụng ăn quá nhiều, mỗi ngày chỉ nên ăn tối đa 2 hộp sữa chua.
  • Không nên ăn sữa chua lúc đói vì axit trong dạ dày sẽ làm tiêu diệt các lợi khuẩn.
  • Tuyệt đối không đông đá hoặc đun nóng sữa chua trước khi ăn vì sẽ làm mất đi các lợi khuẩn vốn có trong đó.
  • Nếu bạn đang bị tiểu đường hoặc thừa cân, nên ưu tiên lựa chọn sữa chua không đường để tránh nạp đường và chất béo vào cơ thể.
  • Sau khi ăn sữa chua nên đánh răng sạch sẽ để tránh làm hỏng men răng.
  • Đối với trẻ em có triệu chứng biếng ăn, tiêu chảy hoặc sau đợt điều trị kháng sinh thì việc bổ sung sữa chua là rất tốt. Bởi sữa chua sẽ giúp cân bằng, ổn định hệ vi sinh đường ruột và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại. Tuy nhiên, chỉ nên dùng sữa chua sau khi đã dừng kháng sinh vì kháng sinh và sữa chua nếu dùng cùng lúc sẽ làm giảm tác dụng của nhau.

Lưu ý khi ăn sữa chua

Một số lưu ý khi ăn sữa chua

Như vậy, trong sữa chua bao gồm các loại lợi khuẩn Streptococcus thermophilus, Lactobacillus bulgaricus, Bifidobacterium Bifidum, Bifidobacterium Breve và bacillus coagulans. Các loại lợi khuẩn trong sữa chua có tác dụng ổn định hệ vi sinh đường ruột, tốt cho hệ tiêu hóa và mang lại nhiều lợi ích tích cực đối với sức khỏe con người. 


Tài liệu tham khảo:

Olson, D.W. and Aryana, K.J. (2022) Probiotic incorporation into yogurt and various novel yogurt-based products, MDPI. Available at: https://www.mdpi.com/2076-3417/12/24/12607 (Accessed: 13 December 2023). 

Antioxidative activity of lactic acid bacteria in yogurt. Available at: https://www.internationalscholarsjournals.com/articles/antioxidative-activity-of-lactic-acid-bacteria-in-yogurt.pdf (Accessed: 13 December 2023).