Nhật Ký Mẹ Bầu

BẦU BỊ TIÊU CHẢY NÊN ĂN GÌ NHANH HẾT BỆNH AN TOÀN SỨC KHỎE

Ngày đăng:

05/02/2024

Trong quá trình mang thai, do hormone trong cơ thể tăng cao, chế độ ăn uống và lượng nước bổ sung vào cơ thể thay đổi có thể gây nên tình trạng tiêu chảy ở bà bầu. Việc các mẹ bầu bị tiêu chảy sẽ khiến cơ thể bị mất nước, mệt mỏi, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Do đó việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý đối với mẹ bầu rất quan trọng. Vậy bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì và nên tránh ăn gì? Hãy cùng Vinamilk tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây nhé

Bầu bị tiêu chảy nên ăn gì

 Bầu bị tiêu chảy nên ăn gì

1. Các loại thực phẩm tốt cho bà bầu bị tiêu chảy

1.1 Các thực phẩm dễ tiêu hóa

Mẹ bầu nên bổ sung các loại thực phẩm dễ tiêu hóa vào thực đơn ăn uống hàng ngày. Trong đó, gạo là một trong những loại thực phẩm ưu việt giúp cung cấp năng lượng cho cả mẹ và thai nhi, đồng thời duy trì sự ổn định trong hệ tiêu hóa. Bạn có thể dùng gạo chế biến thành cơm trắng hoặc nấu cháo tùy thuộc vào sở thích, tình trạng sức khỏe của cả hai mẹ con.

Bên cạnh đó, cà rốt chứa hàm lượng chất xơ dồi dào cũng là sự lựa chọn lý tưởng cho bà bầu muốn cải thiện tình trạng tiêu chảy. Chất xơ trong cà rốt giúp cân bằng hoạt động của đường ruột bằng cách hấp thụ chất nhầy, loại bỏ các vi khuẩn có hại. Ngoài cà rốt, mẹ bầu nên bổ sung rau củ quả giàu chất xơ khác như lê, mâm xôi để hỗ trợ hệ tiêu hóa. Những loại hạt, hoa quả sấy khô như hạt chia, hạt lanh, táo khô cũng là những loại thực phẩm giúp hệ tiêu hóa của bà bầu hoạt động mạnh mẽ và hiệu quả

Các thực phẩm dễ tiêu hóa

Bà bầu bị tiêu chảy nên bổ sung các loại thực phẩm dễ tiêu hó

1.2 Ăn thực phẩm giàu kal

Khi bị tiêu chảy trong quá trình mang thai, mẹ bầu không chỉ mất nước mà còn mất các chất khoáng quan trọng, đặc biệt là kali. Vì vậy, mẹ bầu nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày những loại thực phẩm giàu kali như chuối, dưa hấu, củ cải, cà chua, khoai tây, khoai lang, cá hồi, các loại đậu hạt để bù đắp lại lượng chất khoáng này. Mẹ có thể sử dụng những nguyên liệu này sáng tạo ra nhiều món ăn khác nhau, đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết, đồng thời mang lại sự ngon miệng trong bữa ăn hàng ngày

Thực phẩm giàu kali khi bị tiêu chả

Bà bầu bị tiêu chảy cần bổ sung thêm kali để bù đắp lại lượng chất khoán

1.3 Ăn theo chế độ BRA

Chế độ ăn BRAT sẽ tập trung vào 4 loại thực phẩm chính bao gồm chuối, gạo, sốt táo, bánh mì nướng. Đây đều là những thực phẩm nhẹ nhàng, dễ tiêu hóa, không chỉ phù hợp với bà bầu mà còn có thể áp dụng cho mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bạn nên áp dụng chế độ BRAT khi triệu chứng tiêu chảy đã giảm nhẹ.

Việc duy trì chế độ ăn này cũng chỉ nên được thực hiện trong thời gian ngắn, khoảng 1 - 2 ngày. Áp dụng chế độ BRAT trong thời gian dài có thể khiến mẹ bầu bị thiếu hụt chất dinh dưỡng và không đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi. Đối với các mẹ bầu bị tiêu chảy cấp tính, bị sốt cao hay có dấu hiệu đi ngoài ra máu thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và không nên áp dụng chế độ ăn BRAT.

Mẹ bầu nên ăn theo chế độ BRA

Ăn theo chế độ BRAT nên được áp dụng khi triệu chứng tiêu chảy ở mẹ giảm nh 

Nếu mang thai bị tiêu chảy không những ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn gây tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi trong bụng, khiến thai bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển, có thể chết lưu

2. Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì?

2.1 Chuối

Chuối là loại trái cây lành tính, an toàn và sự lựa chọn tuyệt vời cho bà bầu bị tiêu chảy. Trong chuối chứa nhiều chất xơ hòa tan như pectin và inulin, giúp tăng sinh khối phân và hỗ trợ cân bằng lợi khuẩn trong đường ruột. Ngoài ra, chuối cũng cung cấp hàm lượng kali đáng kể, giúp bù đắp lượng điện giải mất do tiêu chảy. Vì chuối rất dễ tiêu hóa nên mẹ bầu có thể bổ sung từ 2 - 3 quả chuối mỗi ngày để ổn định hệ tiêu hóa

Chuối là sự lựa chọn hoàn hảo cho bà bầu bị tiêu chả

Chuối chứa chất xơ hòa tan giúp cân bằng lợi khuẩn trong đường ruột, ổn định hệ tiêu hó

2.2 Táo

Táo là loại hoa quả chứa nhiều pectin, tạo ra lớp bảo vệ trong đường ruột, hỗ trợ ngăn chặn các chất kích thích ruột. Bổ sung táo vào cơ thể còn giúp tạo prebiotic, hỗ trợ cân bằng vi sinh đường ruột và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây tiêu chảy. Táo cũng là nguồn năng lượng tự nhiên, giúp mẹ bầu lấy lại sức khỏe và năng lượng nhanh chóng trong trường hợp cơ thể bị mệt mỏi, suy nhược

Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn nhiều tá

Hàm lượng pectin trong táo giúp ức chế vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy ở mẹ bầ

2.3 Cơm trắng

Thành phần chủ yếu có trong cơm trắng là carbohydrate đơn, chỉ chứa các loại đường là galactose và fructose, do đó dễ tiêu hóa hơn so với thực phẩm giàu protein và chất béo. Cơm trắng chứa rất ít chất xơ, giúp giảm áp lực lên hệ tiêu hóa và giảm nhẹ tình trạng tiêu chảy. Bên cạnh đó, hàm lượng tinh bột có trong gạo có khả năng hút bớt nước trong phân, giúp kết cấu phân đặc hơn, hạn chế tình trạng phân lỏng khi đi ngoài

Cơm trắng - món ăn dành cho bà bầu bị tiêu chả
Cơm trắng chứa ít chất xơ, giúp giảm áp lực hệ tiêu hóa và giảm tình trạng tiêu chả

2.4 Bánh mì trắng hoặc bánh qu

Giống như cơm trắng, tinh bột trong bánh mì trắng cũng đóng vai trò hấp thụ nước trong ruột, làm chậm quá trình tiêu hóa và cải thiện tình trạng tiêu chảy. Điều này giúp giảm bớt áp lực lên đường ruột, làm cho phân trở nên đặc hơn. Bên cạnh bánh mì trắng, mẹ có thể thay bằng bánh quy vì lượng muối trong bánh giúp làm chậm quá trình mất nước, đem lại sự cân bằng điện giải trong cơ thể

Bánh mì, bánh quy giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy ở bà bầ

Tinh bột trong bánh mì trắng làm phân có kết cấu đặc, hạn chế phân lỏng khi đi ngoà

2.5 Khoai lang, khoai tây nghiề

Khoai lang và khoai tây chứa nhiều enzyme có lợi cho tiêu hóa, cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu như vitamin A, B, C, kali. Những chất này sẽ giúp giảm tình trạng tiêu chảy, hỗ trợ sức khỏe toàn diện của mẹ và thai nhi. Khi chế biến khoai lang, khoai tây, mẹ nên luộc hoặc hấp cùng một ít muối để giữ nguyên giá trị dinh dưỡng, tránh làm kích thích đường tiêu hóa

Khoai lang, khoai tây là thực phẩm không thể thiếu khi bà bầu bị tiêu chả

Khoai lang và khoai tây chứa nhiều enzyme, vitamin quan trọng, giảm bệnh tiêu chảy ở bà bầ

2.6 Nước dừa

Nước dừa cung cấp nhiều điện giải và chất khoáng cho cơ thể, đặc biệt là kali, từ đó giúp kiểm soát tình trạng tiêu chảy ở mẹ bầu hiệu quả. Thành phần acid lauric trong nước dừa khi hấp thụ vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành monolauric, có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh tiêu hóa. Tuy nhiên, nên tránh sử dụng nước dừa trong 3 tháng đầu thai kỳ để tránh tình trạng đầy bụng

Nước dừa giúp kiểm soát tình trạng tiêu chảy cho mẹ bầ

Nước dừa chứa acid lauric chống lại các tác nhân gây bệnh tiêu hóa hiệu qu

3. Bà bầu bị tiêu chảy không nên ăn gì?

3.1 Tránh thực phẩm có khả năng gây nhiễm khuẩ

Nhiễm khuẩn đường ruột có thể làm bệnh tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn và gây tổn thương cho sức khỏe của bà bầu. Do đó, bà bầu không nên ăn các loại thực phẩm có khả năng gây nhiễm khuẩn như thịt tái sống, gỏi, nộm, nem, thực phẩm lên men. Đặc biệt, các mẹ cũng nên tránh ăn thức ăn ở lề đường để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và giảm nguy cơ ngộ độc

Không ăn thực phẩm gây nhiễm khuẩ

Mẹ bầu bị tiêu chảy nên tránh thực phẩm dễ gây nhiễm khuẩ

3.2 Những nhóm thực phẩm chứa nhiều đường và chất bé

Các loại thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo như nước trái cây đóng hộp, kem, bơ,... cũng nên được hạn chế trong chế độ ăn uống của bà bầu. Những loại thực phẩm này có thể gây kích thích đường ruột, làm tăng tình trạng sôi bụng và tiêu chảy. Việc tiêu thụ quá mức thực phẩm giàu chất béo và đường cũng gây ra những vấn đề về hệ tiêu hóa, khiến hệ tiêu hóa bị nặng nề, khó chịu.

Những nhóm thực phẩm chứa nhiều đường và chất bé

Thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa khi mẹ bị tiêu chả

3.3 Thực phẩm dễ gây kích ứng đường ruột

Bà bầu cũng nên hạn chế các loại thực phẩm dễ gây kích ứng đường ruột như cà phê, trà, các món cay nóng,... Cụ thể hàm lượng caffeine có tác dụng lợi tiểu nên có thể làm tình trạng tiêu chảy trở nên nghiêm trọng hơn, đồng thời làm tăng nguy cơ sảy thai và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, các món ăn cay, nóng cũng nên tránh vì chúng có thể kích thích đường ruột, gây tổn thương đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là trong trường hợp mẹ bầu có hệ tiêu hóa nhạy cảm.

Thực phẩm dễ gây kích ứng đường ruộ

Bà bầu bị tiêu chảy nên hạn chế thực phẩm dễ gây kích ứng như cà phê, tr 

Tiêu chảy kéo dài có thể khiến cơ thể bị mất nước. Nếu thai phụ bị tiêu chảy kéo dài hơn 2 hoặc 3 ngày, hãy đi khám ngay lập tức tại các bệnh viện hoặc các ở các cơ sở y tế. Mất nước nghiêm trọng có thể gây ra các biến chứng thai kỳ, suy dinh dưỡng nghiêm trọng, có thể gây hại cho thai phụ và thai nhi

4. Một số câu hỏi thường gặp

4.1 Bà bầu bị tiêu chảy có nên uống sữa

Bà bầu bị tiêu chảy nên giảm bớt lượng sữa hằng ngày cho đến khi hệ tiêu hóa ổn định trở lại. Nhiều mẹ bầu không thể dung nạp lactose có trong sữa, do đó nếu kết hợp với tình trạng tiêu chảy, sức khỏe và hệ tiêu hóa có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mẹ bầu có thể chọn sữa không chứa lactose hoặc sữa chua uống để duy trì lượng canxi và chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể mà không gây thêm áp lực cho đường ruột.

Tìm hiểu thêm: Thai yếu nên ăn gì để bé phát triển khỏe mạnh?

Bà bầu bị tiêu chảy có nên uống sữa

Bà bầu bị tiêu chảy nên chọn sữa không chứa lactose

4.2 Bầu bị tiêu chảy phải làm sao

Để chữa bệnh tiêu chảy, bà bầu cần duy trì bổ sung đầy đủ nước đầy đủ cho cơ thể để tránh tình trạng mất nước và mất khoáng. Bên cạnh đó, việc duy trì một chế độ ăn uống khoa học, dễ tiêu hóa, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi là điều rất quan trọng. Bà bầu có thể sử dụng các loại thảo dược như gừng, cam thảo để ổn định hệ tiêu hóa. Nếu trong trường hợp cần sử dụng thuốc thì mẹ bầu nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả bà bầu và thai nhi

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân và cách xử lý khi uống sữa bầu bị tiêu chảy.

Bầu bị tiêu chảy phải làm sao

Mẹ bầu bị tiêu chảy nên bổ sung nước và chất khoáng đầy đủ cho cơ th

Khi bị tiêu chảy trong quá trình mang thai, việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho bà bầu là điều vô cùng quan trọng và cần thiết, giúp mẹ bầu bù đắp lại lượng nước và các chất bị mất. Cụ thể mẹ bầu nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như chuối, táo, cơm trắng, các loại thực phẩm giàu kali, đồng thời tránh thực phẩm dễ gây nhiễm khuẩn, thực phẩm nhiều đường và chất béo. Hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ bạn tham khảo và bổ sung thực phẩm phù hợp, giúp giảm nhẹ tình trạng tiêu chảy khi mang thai, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.