Ăn khoẻ - Ăn ngon

BÉ BỊ TIÊU CHẢY ĂN SỮA CHUA ĐƯỢC KHÔNG? NÊN ĂN LOẠI NÀO?

Ngày đăng:

15/01/2024

Sữa chua là thực phẩm có chứa rất nhiều lợi khuẩn, có tác dụng tăng cường sức đề kháng, tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ vẫn còn đang băn khoăn “bé bị tiêu chảy có ăn được sữa chua không?” bởi khi bị tiêu chảy, cơ thể trẻ sẽ bị mất nước và mất điện giải. Lúc này, chế độ dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng. Để có lời giải đáp cho vấn đề này, mời cha mẹ cùng theo dõi bài viết sau của Vinamilk. 

Giải đáp bé bị tiêu chảy ăn sữa chua được không?

Bé bị tiêu chảy ăn sữa chua được không?

1. Bệnh tiêu chảy là gì?

Bệnh tiêu chảy là tình trạng trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Biểu hiện rõ ràng nhất của căn bệnh này đó là trẻ có hiện tượng đi ngoài phân lỏng, có nhiều nước.

Trung bình một ngày trẻ sẽ bị đi ngoài từ 3 lần trở lên. Bệnh tiêu chảy được chia thành 2 dạng khác nhau:

  • Tiêu chảy cấp: bệnh thường kéo dài từ 1 - 2 ngày do trẻ bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus từ thức ăn.
  • Tiêu chảy mạn: bệnh thường kéo dài từ 3 - 4 tuần. Nguyên nhân được xác định là do hội chứng ruột kích thích, bệnh viêm ruột hoặc bệnh celiac…

Cha mẹ có thể nhận biết bệnh tiêu chảy của trẻ qua một số dấu hiệu sau:

  • Sốt
  • Buồn nôn
  • Đau bụng
  • Đầy hơi
  • Mất nước
  • Sụt cân

Trẻ bị tiêu chảy sẽ bị mất nước và mất điện giải. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể xảy ra tình trạng trụy mạch. Trụy mạch thường tiến triển nhanh ở những đối tượng sau: người bị bệnh tả, người bị suy nhược cơ thể, người rất trẻ hoặc rất già.

Vì vậy, chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy có vai trò vô cùng quan trọng. Trong giai đoạn bệnh, cha mẹ cần tích cực bù nước, bù điện giải để tránh những biến chứng nguy hiểm đồng thời rút ngắn thời gian điều trị.

Trẻ bị đi ngoài có nên ăn sữa chua

Trẻ bị tiêu chảy có hiện tượng đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày

2. Trẻ bị tiêu chảy, đi ngoài có nên ăn sữa chua không?

Bé bị tiêu chảy ăn được sữa chua không? Đang là mối quan tâm của nhiều cha mẹ hiện nay. 

Tiêu chảy là một loại bệnh cấp tính, thường sẽ khỏi sau một thời gian ngắn. Nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy ở trẻ chủ yếu do bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh hoặc do trẻ mắc một số bệnh về đường tiêu hóa như hội chứng kích thích ruột, viêm loét đại tràng. Thông thường, tiêu chảy ở trẻ có thể cải thiện bằng cách bù nước, bù điện giải và bổ sung một số thực phẩm có lợi vào trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp trẻ nhanh hồi phục, rút ngắn thời gian điều trị. Ngược lại, nếu dinh dưỡng không phù hợp sẽ khiến tình trạng tiêu chảy của trẻ trở nên nặng hơn.

Sữa chua là sản phẩm thu được sau khi lên men lactic sữa động vật. Trong sữa chua có chứa rất nhiều protein và chất đường bột chuyển hóa thành đường lactose dễ tiêu hóa. Theo các chuyên gia, trẻ nhỏ bị tiêu chảy có thể ăn sữa chua. Đây là thực phẩm có chứa nhiều lợi khuẩn giúp hỗ trợ tiêu hóa bằng cách cải thiện sự cân bằng vi khuẩn tốt và xấu. Trong trường hợp trẻ ăn sữa chua mà tình trạng bệnh trở nên nặng hơn hoặc gặp vấn đề đầy hơi chướng bụng thì cha mẹ nên ngừng cho trẻ sử dụng tiếp.

Xem thêm: Người lớn mắc bệnh tiêu chảy ăn sữa chua được không?

Bé bị tiêu chảy ăn sữa chua có thể hỗ trợ tiêu hóa

Sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn rất tốt cho trẻ bị tiêu chảy

3. Nên cho trẻ ăn sữa chua loại nào khi bị tiêu chảy?

Nên cho trẻ ăn các loại sữa chua nguyên chất khi bị tiêu chảy, đây là câu trả lời từ phía các chuyên gia. Cha mẹ nên ưu tiên lựa chọn những loại sữa chua không đường hoặc ít đường để bổ sung cho bé. Sữa chua nguyên chất thường chứa nhiều lợi khuẩn và ít chất tạo màu, chất bảo quản giúp tăng cường sức khỏe miễn dịch, hỗ trợ cải thiện tình trạng tiêu chảy.

Ngoài ra, cha mẹ có thể kết hợp sữa chua với một số thực phẩm khác để kích thích vị giác, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn:

  • Ăn sữa chua với chuối: Chuối sau khi bóc vỏ thì cắt thành từng miếng nhỏ, trộn cùng sữa chua cho trẻ ăn.
  • Ăn sữa chua với hạt thìa là: Thìa là sau khi rang đem nghiền kỹ, sau đó trộn cùng sữa chua cho trẻ ăn.

Trẻ bị tiêu chảy nên ăn sữa chua không đường hoặc ít đường

Trẻ nên ăn sữa chua không đường hoặc ít đường

4. Tác dụng của sữa chua đối với hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ 

Sữa chua là sản phẩm mang lại giá trị dinh dưỡng cao. Trong sữa chua có chứa nhiều protein, glucid, lipid, các muối khoáng và vitamin. Sữa chua có tác dụng hỗ trợ điều trị và cải thiện các bệnh liên quan đến đường ruột. Dưới đây là những tác dụng mà sữa chưa mang lại cho hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ:

  • Cung cấp nhiều lợi khuẩnLactobacillus Acidophilus và Bifidobacterium có trong sữa chua giúp bảo vệ hệ tiêu hóa, tăng sức đề kháng. Những lợi khuẩn này còn có tác dụng sản sinh các chất diệt khuẩn như acidolin, acidophilin để ức chế các vi khuẩn có hại trong đường ruột của trẻ.
  • Cân bằng hệ vi khuẩn trong ruộtSữa chua có tác dụng lập lại cân bằng hệ vi khuẩn có trong ruột, đặc biệt là trong những trường hợp sử dụng kháng sinh không đúng cách.
  • Cải thiện sình hơi, đầy bụngĐối với những trẻ thường xuyên phải dùng thuốc kháng axit, vi khuẩn sinh hơi sẽ dồn lên khiến bụng cảm thấy khó chịu. Ăn sữa chua sẽ giúp cải thiện tình trạng này nhờ khí được đẩy xuống và tính axit được phục hồi.
  • Hỗ trợ điều trị tiêu chảySữa chua có tác dụng cân bằng hệ vi khuẩn ở đường ruột. Ngoài ra, lactocidine có trong sữa chua rất hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng tiêu chảy ở trẻ nhỏ.

Trẻ bị tiêu chảy ăn sữa chua vì có rất nhiều tác dụng tốt

Sữa chua có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ

5. Những trường hợp nào trẻ nên và không nên ăn sữa chua?

5.1. Trường hợp trẻ không nên ăn sữa chua 

Đối với những trẻ đang trong đợt điều trị, phải sử dụng đến thuốc kháng sinh thì cha mẹ lưu ý không nên cho trẻ ăn sữa chua. Men vi sinh có trong sữa chua và thuốc kháng sinh sẽ công nhau. Trong khi kháng sinh đang hoạt động để tiêu diệt vi khuẩn thì men vi sinh trong sữa chua lại làm ngược lại, cung cấp thêm lợi khuẩn cho đường ruột. Việc này sẽ làm cản trở quá trình tiêu diệt vi khuẩn của thuốc kháng sinh.

Những trường hợp bé không nên ăn sữa chua

Trường hợp trẻ đang sử dụng thuốc kháng sinh không nên ăn sữa chua

5.2. Trường hợp trẻ cần bổ sung sữa chua 

Một số trẻ hiện nay gặp tình trạng viêm loét dạ dày, chúng sẽ phải thường xuyên sử dụng các loại thuốc kháng axit. Lúc này, vi khuẩn sinh hơi sẽ dồn lên khiến cho bé cảm thấy vô cùng khó chịu ở vùng bụng. Cha mẹ nên cho bé ăn sữa chua trong trường hợp này. Sữa chua sẽ giúp cho bụng hết sình hơi nhờ khí được đẩy xuống và tính axit được phục hồi.

6. Trẻ bao nhiêu tháng tuổi ăn được sữa chua?

Bên cạnh “bé bị tiêu chảy ăn sữa chua được không?” thì “trẻ bao nhiêu tháng ăn được sữa chua?” cũng là chủ đề được nhiều cha mẹ quan tâm.

Khi trẻ bị tiêu chảy, cha mẹ nên ưu tiên bù nước, bù điện giải. Sữa chua cũng là lựa chọn lý tưởng để bé sử dụng trong thời gian này. Tuy nhiên,

cha mẹ chỉ nên cho bé ăn sữa chua khi trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.

Giai đoạn từ khi chào đời đến 6 tháng tuổi, trẻ được khuyến khích ăn sữa mẹ hoặc sữa công thức hoàn toàn. Lúc này, đường ruột của trẻ chưa hoàn thiện, còn non yếu, khó có thể dung nạp và hấp thụ được sữa chua. Sau 6 tháng tuổi, cha mẹ có thể cho bé thưởng thức sữa chua. Đường ruột của bé lúc này dần hoàn thiện và bắt đầu tập ăn dặm. Ăn sữa chua cũng sẽ giúp trẻ dễ tiêu hóa thức ăn hơn.

Bé bị tiêu chảy ăn sữa chua chỉ khi bé từ 6 tháng tuổi trở lên

Trẻ từ 6 tháng tuổi có thể ăn sữa chua

7. Bị tiêu chảy ăn sữa chua thế nào cho đúng?

Sữa chua đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ bị tiêu chảy. Tuy nhiên, cha mẹ cần phải cho trẻ ăn sữa chua đúng cách, không nên quá lạm dụng. Dưới đây là một số lưu ý khi cho trẻ bị tiêu chảy ăn sữa chua cha mẹ cần nắm rõ để tránh những tác dụng không mong muốn:

  • Tùy thuộc vào từng độ tuổi của trẻ mà cha mẹ nên bổ sung sữa chua với một liều lượng hợp lý. Theo đó, trẻ dưới 1 tuổi, cha mẹ chỉ nên cho ăn 50 gam sữa chua / lần. Trẻ trên 1 tuổi, cha mẹ nên cho dùng 100 gam sữa chua / lần.
Nên cho trẻ dùng sữa chua sau ăn từ 1 - 2 giờ.
  • Các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động trong điều kiện độ pH lớn hơn hoặc bằng 4,5. Trong khi lúc đòi, độ pH của dạ dày chỉ bằng 2. Nếu cho trẻ ăn sữa chua lúc đói sẽ khiến các vi khuẩn có lợi trong sữa chua bị tiêu diệt. Sau ăn, dạ dày hoạt động, co bóp mạnh, độ pH tăng lên. Đây là môi trường lý tưởng để các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động tốt.
  • Sữa chua sau khi mua về nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
  • Tuyệt đối không cho bé sử dụng sữa chua đã hết hạn sử dụng.
  • Không hâm nóng sữa chua trước khi ăn. Nhiệt độ cao sẽ khiến các vi khuẩn có lợi trong sữa chua bị phân hủy, khiến trẻ có nguy cơ gặp tình trạng tiêu chảy, đi ngoài nặng hơn.
  • Tuyệt đối không kết hợp ăn sữa chua với thuốc kháng sinh, nó sẽ phá hủy các vi khuẩn có lợi trong sữa chua.
  • Ưu tiên cho trẻ sử dụng các loại sữa chua được lên men tự nhiên từ sữa bò để đảm bảo nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sức khỏe.
  • Cha mẹ hoàn toàn có thể tự làm sữa chua tại nhà cho trẻ để đảm bảo an toàn.
  • Trong quá trình sinh hoạt, ăn uống hàng ngày, cha mẹ cần chú ý đến vấn đề giữ gìn vệ sinh thực phẩm, tăng cường bổ sung rau xanh và các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Bé bị đi ngoài ăn sữa chua như thế nào cho đúng?

Không nên cho trẻ ăn sữa chua khi đang đói

8. Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bé bị tiêu chảy 

8.1. Thực phẩm nên bổ sung khi bé bị tiêu chảy

Chế độ dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng khi trẻ bị tiêu chảy. Dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp trẻ nhanh phục hồi và khỏi bệnh. Dưới đây là một số thực phẩm cha mẹ nên bổ sung cho trẻ khi bị tiêu chảy:

  • Gừng: có tác dụng làm giảm nhu động ruột, làm chậm quá trình đi qua đường tiêu hóa của chất thải. Bên cạnh đó, gừng còn hỗ trợ làm giảm quá trình sinh hơi trong dạ dày, cải thiện các triệu chứng đầy hơi, buồn nôn… Khi trẻ bị tiêu chảy, mẹ có thể cho uống trà gừng để hỗ trợ tiêu hóa đồng thời giúp trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu.
  • Gạo trắng: giúp ổn định hoạt động của nhu động ruột, tạo điều kiện để lợi khuẩn phát triển, làm cứng phân. Mẹ có thể dùng gạo trắng để nấu cơm, nấu cháo cho trẻ nhằm giảm nhẹ triệu chứng của bệnh tiêu chảy.
  • Bánh mì: Ăn bánh mì sẽ giúp trẻ no lâu mà không gây cảm giác đầy bụng. Bên cạnh đó, bánh mì còn giữ nước, hạn chế tình trạng đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày.
  • Các loại thịt: Thịt có chứa rất nhiều protein, có tác dụng cân bằng dưỡng chất, giúp cơ thể khỏe mạnh. Khi trẻ bị tiêu chảy, mẹ có thể bổ sung cho trẻ một số loại thịt như: bò, gà, lợn,... Tuy nhiên, lúc chế biến, mẹ nên ninh nhừ hoặc hấp luộc, không nên chiên rán bởi dầu mỡ sẽ cản trở hệ tiêu hóa, khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
  • Sữa chua: có chứa nhiều lợi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ ăn sữa chua mà tình trạng bệnh ngày càng nặng thì cha mẹ không nên tiếp tục cho bé sử dụng.
  • Hoa quả: Trẻ bị tiêu chảy sẽ bị mất nước. Mẹ nên bù nước bằng cách cho trẻ ăn nhiều hoa quả như: dưa hấu, chuối, ổi,...

Bé bị tiêu chảy nên ăn sữa chua và những thực phẩm nào?

Những thực phẩm nên bổ sung cho trẻ bị tiêu chảy

8.2. Trẻ bị tiêu chảy nên kiêng gì?

Trẻ bị tiêu chảy cần kiêng một số thực phẩm sau để hạn chế sự tiến triển của bệnh:

  • Sữa và các sản phẩm từ sữa có chứa lactoseMột trong những nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy là do cơ thể không dung nạp lactose. Trong trường hợp này, cha mẹ vẫn có thể bổ sung sữa cho trẻ. Tuy nhiên, không nên bổ sung các loại sữa có chứa lactose. Tốt nhất cha mẹ nên hỏi ý kiến chuyên gia trước khi chọn sữa để bổ sung cho trẻ.
  • Trái cây nhiều chất xơChất xơ sẽ khiến hệ tiêu hóa của trẻ phải hoạt động nhiều hơn. Việc này có thể khiến cho tình trạng bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng. Ngoài ra, các loại trái cây này thường chứa nhiều đường khiến trẻ khó tiêu hóa. Cha mẹ không nên bổ sung cho trẻ các loại hoa quả như đào, lê, mận,...
  • Các món chiên xàoDầu mỡ có trong những món ăn này gây ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa và sức khỏe của trẻ. Chúng làm suy yếu hệ vi sinh đường ruột, khiến trẻ bị đau bụng, đầy hơi và tiêu chảy nặng hơn.
  • Thủy hải sảnTrong thủy hải sản có chứa protein dễ gây kích ứng, khiến trẻ đau bụng và đi ngoài nhiều hơn. Bên cạnh đó, lớp nhầy trên bề mặt và mùi tanh của thủy hải sản tạo điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn có hại đường ruột phát triển.

Trẻ bị tiêu chảy nên kiêng một số loại thực phẩm

Đồ ăn chiên xào chứa nhiều dầu mỡ, ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của trẻ

9. Mẹ nên xử trí như thế nào khi bé bị tiêu chảy?

Trẻ nhỏ khi bị tiêu chảy thường nôn, đi ngoài nhiều lần trong ngày. Trẻ bị mất nước và rối loạn chất điện giải. Lúc này, cha mẹ cần bù nước, bù điện giải cho trẻ bằng đường uống, tiêm truyền tĩnh mạch hoặc dùng ống thông mũi, dạ dày. Cha mẹ có thể cho trẻ uống oresol để cải thiện tình trạng bệnh.

Trẻ bị tiêu chảy không nên quá kiêng khem để ngăn ngừa tình trạng cơ thể thiếu hụt dưỡng chất. Ngay sau khi bổ sung nước điện giải, mẹ có thể cho trẻ bú và ăn ngày. Đối với những trẻ không bú sữa mẹ mà dùng sữa công thức, sau khi bù nước điện giải, mẹ nên cho trẻ ăn sữa loãng hơn bình thường, hoặc pha sữa chung với oresol theo tỷ lệ sữa - oresol là 1:2. Dần dần, cha mẹ có thể cho trẻ ăn theo chế độ bình thường cho đến khi khỏi bệnh. Trong ngày, nên cho trẻ ăn nhiều bữa để nhanh lấy lại sức. Trong trường hợp tình trạng bệnh của trẻ không thuyên giảm mà ngày càng trở nặng, cha mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.

Như vậy, bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc “bé bị tiêu chảy ăn sữa chua được không?” của cha mẹ. Hy vọng rằng những thông tin mà Vinamilk chia sẻ sẽ giúp cha mẹ có thêm kinh nghiệm để xử lý và chăm sóc bé yêu khi bị tiêu chảy để bé nhanh chóng khỏi bệnh.