Ăn khoẻ - Ăn ngon

TRẺ 5 THÁNG ĂN ĐƯỢC SỮA CHUA KHÔNG? NÊN DÙNG KHI NÀO?

Ngày đăng:

15/01/2024

Sữa chua không chỉ là một món ăn ngon mà còn là nguồn dưỡng chất quan trọng, hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hoá của người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, các mẹ cần biết khi nào là thời điểm phù hợp bé có thể bắt đầu ăn sữa chua nhằm cung cấp dưỡng chất cho sự phát triển của bé. Vậy trẻ 5 tháng ăn được sữa chua không? Hãy theo dõi bài viết của Vinamilk để giải đáp vấn đề này nhé.

Bé 5 tháng tuổi ăn sữa chua được không?

Giải đáp trẻ 5 tháng ăn được sữa chua không?

1. Sữa chua là gì? Thành phần dinh dưỡng trong sữa chua 

Sữa chua (Yogurt) là sản phẩm được hình thành thông qua quá trình lên men sữa tươi và sữa đặc. Trong quá trình sản xuất sữa chua có thể dùng nhiều loại sữa khác nhau, nhưng hiện nay sữa bò là nguồn nguyên liệu chính được sử dụng nhiều nhất. 

Khi sản xuất sữa chua, các chất béo và vi khuẩn gây hại cho cơ thể sẽ được loại bỏ bằng phương pháp tiệt trùng Pasteur, với nhiệt độ dao động từ 80 đến 90 độ C.

Việc này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lactic phát triển để thực hiện quá trình lên men, biến đổi sữa thành sữa chua, hiện tượng này được gọi là lên men lactic. Sau khi lên men xong, sữa chua sẽ có độ đặc sệt, sánh mịn và hương vị chua nhẹ. 

Sữa chua là một nguồn dưỡng chất phong phú và cung cấp nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng. Giá trị dinh dưỡng trung bình trong 100g sữa chua cung cấp khoảng 97.7 calo, 3.5g chất đạm, 2.5g chất béo, 15.3g carbohydrate, 110mg canxi, 223mg kali, 124mg phốt pho, 16mg magie, 0.79mg kẽm, 200IU vitamin A, 60IU vitamin D3…

Thành phần dinh dưỡng của sữa chua

Sữa chua chứa nhiều dưỡng chất tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng thể

2. Lợi ích của sữa chua đối với sức khỏe của trẻ nhỏ 

Sữa chua chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu, tốt cho sự phát triển của cơ thể như protein, canxi, vitamin A, vitamin B, và khoáng chất… Trong sữa chua còn có men vi sinh Probiotics, các lợi khuẩn như lactobacillus acidophilus và bifidobacterium. Những lợi khuẩn này đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ bảo vệ hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng cho bé. 

Đặc biệt, với các bé có vấn đề về đường ruột hay dạ dày, sữa chua trở thành một sản phẩm bổ trợ hiệu quả. Trong sữa chua chứa ít đường lactose hơn so với sữa nguyên chất giúp trẻ nhỏ tiêu hóa thức ăn hiệu quả hơn. Đồng thời, quá trình chuyển đổi đường lactose thành acid lactic làm cho sữa chua trở nên sánh mịn, dễ tiêu hóa mang lại lợi ích to lớn cho hệ tiêu hóa nhạy cảm của bé. 

Nếu các mẹ biết cách bổ sung sữa chua phù hợp vào chế độ ăn uống, con sẽ có thể hấp thụ các dưỡng chất trong sữa chua, tận hưởng lợi từ acid lactic và lợi khuẩn để cải thiện quá trình tiêu hóa, tăng cường sức khỏe tổng thể.

3. Trẻ 5 tháng ăn được sữa chua không? 

Trẻ 5 tháng ăn được sữa chua, bởi vì thông thường bé từ 4 tháng tuổi đã có thể ăn sữa chua được chế biến từ sữa công thức đặc biệt, được tối ưu hóa cho hệ tiêu hóa nhạy cảm của bé. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là các mẹ cần tuân thủ theo hướng dẫn cụ thể để đảm bảo bé nhận được những lợi ích dinh dưỡng mà không gây hại cho đường ruột của bé. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để kết hợp sữa chua vào chế độ ăn uống phù hợp và an toàn cho con.

Trả lời cho câu hỏi trẻ 5 tháng tuổi ăn sữa chua được không?

Trẻ 5 tháng tuổi có thể bổ sung thêm sữa chua vào chế độ dinh dưỡng

4. Trẻ 5 tháng mỗi ngày nên ăn bao nhiêu sữa chua? 

Trẻ dưới 5 tuổi nên ăn khoảng 50 - 100 ml sữa chua mỗi ngàyTuy nhiên bố mẹ cần quan sát phản ứng của bé và điều chỉnh lượng sữa chua theo nhu cầu cụ thể của từng trẻ. Bạn hãy chú ý đến sự phát triển, sức khỏe tổng thể và tình trạng tiêu hóa để đảm bảo bé nhận đủ chất dinh dưỡng mà không gặp vấn đề về sức khỏe.  

5. Cho trẻ ăn sữa chua đúng cách

Sữa chua là một nguồn dinh dưỡng quan trọng, cung cấp lợi khuẩn tốt cho sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, việc bổ sung sữa chua trong chế độ ăn của bé cần được thực hiện đúng cách để đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa của trẻ.

  • Thời điểm ăn sữa chua: Lợi khuẩn trong sữa chua phát triển tốt ở pH từ 4.5 trở lên, sau khi ăn độ pH trong dạ dày tăng lên từ 3-5. Thế nên, khi cho bé ăn sữa chua ngay sau bữa ăn chính sẽ tận dụng lợi ích tối đa của các lợi khuẩn. 
  • Uống nước sau khi ăn sữa chua: Sau khi bé ăn sữa chua, mẹ hãy cho bé uống nước và súc miệng ngay để ngăn chặn vi khuẩn gây hại cho men răng của trẻ.
  • Không kết hợp sữa chua với thuốc khác: Không nên cho trẻ ăn sữa chua khi đang sử dụng các loại thuốc điều trị, đặc biệt là thuốc chứa amin lưu huỳnh. Các chất này có thể tiêu diệt lợi khuẩn, ảnh hưởng đến hiệu quả của sữa chua đối với sức khỏe của bé.
  • Nhiệt độ sữa chua: Hạn chế đun nóng hoặc để sữa chua quá lạnh vì điều này có thể làm giảm hàm lượng dinh dưỡng. Bạn nên duy trì nhiệt độ ổn định để các chất dinh dưỡng không bị biến đổi.
  • Kết hợp sữa chua với thực phẩm bổ sung: Bạn có thể tạo hương vị mới cho sữa chua bằng cách thêm trái cây hoặc rau củ. Đối với bé mới bắt đầu ăn dặm, bạn nên kết hợp sữa chua với trái cây xay nhuyễn và rau củ đã nấu chín xay nhuyễn. Đối với bé lớn hơn, bạn có thể thêm trái cây mềm và rau củ nhỏ cắt. Sự kết hợp này không chỉ giúp tăng thêm hương vị cho sữa chua mà còn giúp bổ sung thêm dưỡng chất cần thiết cho bé.

Tìm hiểu thêm: Nên cho trẻ ăn sữa chua khi nào là tốt nhất?

Lưu ý cho trẻ tầm 5 tháng ăn sữa chua đúng cách

Cha mẹ chú ý nên cho bé ăn sữa chua đúng cách để đảm bảo an toàn

6. Nên cho trẻ dùng sữa chua vào thời gian nào trong ngày? 

Nên cho bé ăn sữa chua sau các bữa chính hoặc trước khi đi ngủ khoảng 30 phút để đạt được hiệu quả tốt nhất. Sữa chua chứa nhiều acid amin và lợi khuẩn tạo nên một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời để hỗ trợ quá trình tiêu hóa của bé.  Khi sử dụng sau bữa chính hoặc trước khi ngủ giúp các lợi khuẩn trong sữa chua hoạt động mạnh mẽ, cải thiện quá trình tiêu hóa thức ăn và hỗ trợ sức khỏe toàn diện của bé. 

7. Dấu hiệu cho thấy trẻ bị dị ứng sữa chua

Dị ứng sữa chua có thể xảy ra ở một số trẻ do phản ứng của hệ miễn dịch với protein sữa. Một số dấu hiệu thường gặp khi trẻ bị dị ứng sữa chua cha mẹ nên chú ý:

  • Sau khi ăn sữa chua, nếu bé bị nổi đỏ, mẩn ngứa hoặc phát ban.
  • Trẻ có thể bị nôn mửa, đau bụng sau khi ăn sữa chua.
  • Dị ứng có thể gây ra các triệu chứng như sổ mũi, ngứa mũi hoặc nghẹt mũi, trẻ có thể ho khan hoặc có đờm khi tiêu thụ sữa chua.

8. Lưu ý khi cho trẻ sơ sinh ăn sữa chua 

Sữa chua mang lại nhiều lợi ích cho trẻ 5 tháng tuổi, nhưng để đảm bảo bé hấp thụ các dưỡng chất một cách hiệu quả và an toàn nhất, ba mẹ cần lưu ý:

  • Kiểm tra thành phần và hướng dẫn sử dụng: Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, do đó, bố mẹ cần đọc kỹ bảng thành phần và hướng dẫn sử dụng trên sản phẩm sữa chua. Điều này giúp đảm bảo an toàn cho bé, tránh các chất gây kích ứng cho hệ tiêu hóa nhạy cảm của trẻ.
  • Sử dụng sữa chua từ sữa công thức đặc biệt: Thay vì tự làm, bạn nên sử dụng các sản phẩm sữa chua được sản xuất từ các loại sữa công thức đặc biệt. Việc này đảm bảo bé ăn đúng liều lượng, bổ sung dinh dưỡng cần thiết, tránh gây hại cho sức khỏe của bé.
  • Chọn sản phẩm từ thương hiệu uy tín: Lựa chọn sữa chua từ các thương hiệu nổi tiếng, uy tín để đảm bảo chất lượng và nguồn gốc an toàn. Tránh mua các sản phẩm không rõ nguồn gốc trên thị trường.
Lưu ý ăn sữa chua cho trẻ sơ sinh

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, do đó, bố mẹ cần đọc kỹ bảng thành phần và hướng dẫn sử dụng trên sản phẩm sữa chua

Sữa chua cung cấp nguồn chất dưỡng chất cần thiết tốt cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ cải thiện sức khỏe tổng thể cho bé. Từ 5 tháng tuổi, các mẹ có thể bổ sung sữa chua và chế độ ăn uống của bé. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý cho bé ăn với liều lượng phù hợp, theo dõi phản ứng khi ăn sữa chua để đảm bảo tận dụng tối đa lợi ích và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

 

Xem thêm:

Bé mấy tháng ăn được sữa chua Susu? Ăn lúc nào là tốt nhất?