Ăn khoẻ - Ăn ngon

THỰC ĐƠN CHO BÉ BỊ RỐI LOẠN TIÊU HÓA DỄ TIÊU, NHẸ BỤNG

Ngày đăng:

08/02/2024

Trong quá trình phát triển của trẻ, việc trẻ bị rối loạn tiêu hóa có thể do hệ tiêu hóa còn non yếu, sức đề kháng yếu, chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn không hợp lý. Việc xây dựng thực đơn ăn uống cho bé bị rối loạn tiêu hóa là điều rất quan trọng, giúp thức ăn dễ tiêu hóa và bé cảm thấy dễ chịu hơn. Bài viết dưới đây Vinamilk sẽ cùng bạn tìm hiểu thực đơn cho bé bị rối loạn tiêu hóa và một số nguyên tắc dinh dưỡng giúp bé hạn chế gặp phải tình trạng bị rối loạn tiêu hóa. Cùng tham khảo ngay nhé!

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì

Thực đơn cho bé bị rối loạn tiêu hóa

1. Vì sao bé thường bị rối loạn tiêu hóa?

  • Ăn dặm quá sớm:
theo khuyến cáo của bác sĩ, mẹ không nên cho bé ăn dặm khi chưa tròn 6 tháng tuổi.
  • Khi vừa mới bắt đầu ăn dặm, hệ tiêu hóa của bé còn rất non nớt, chưa thích ứng kịp sự thay đổi của chế độ ăn từ sữa lỏng sang thực phẩm đặc nên trẻ bị rối loạn tiêu hoá khi ăn dặm.
  • Ăn dặm dư đạm: Thực phẩm giàu đạm thường mất nhiều thời gian tiêu hoá hơn bình thường. Thường xuyên áp dụng thực đơn ăn dặm dư đạm hơn so với nhu cầu có thể sẽ khiến bé bị đầy bụng, khó tiêu.
  • Ăn quá nhiều: Lượng thức ăn nạp vào quá nhiều có thể khiến hệ tiêu hoá bị “quá tải”, không hấp thụ hết dưỡng chất dinh dưỡng từ thực phẩm.

Nguyên nhân làm trẻ rối loạn tiêu hóa

Ăn dặm quá sớm làm trẻ bị rối loạn tiêu hóa

2. Nguyên tắc khi xây dựng thực đơn cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa

  • Cung cấp cho trẻ đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng bao gồm chất đường bột, chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất.
  • Cung cấp tinh bột cho bé qua các loại thực phẩm cơm, cháo, mì để bé dễ dàng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng.
  • Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên tăng cường bổ sung chất đạm thông qua thịt cá, tôm, trứng, sữa.
Cụ thể đối với trẻ em dưới 1 tuổi cần khoảng 100 - 150g thịt, cá mỗi ngày, trẻ từ 1 - 3 tuổi cần từ 150 - 200g thịt, cá mỗi ngày.
  • Bổ sung cho trẻ các loại thực phẩm giàu omega 3 như cá da trơn, cá biển, tảo biển, các loại hạt,... Đặc biệt, bổ sung chất béo có lợi cho trẻ từ dầu mè, dầu oliu hoặc mỡ động vật, thực vật.
  • Tăng cường bổ sung cho trẻ các loại thực phẩm giàu kẽm như ngũ cốc, thịt bò, gan động vật, tôm, cua,...
  • Cho trẻ ăn nhiều rau quả chứa chất xơ như rau ngót, rau dền, mồng tơi để hỗ trợ sự phát triển của lợi khuẩn đường ruột, hạn chế được tình trạng táo bón, dị ứng.
  • Bổ sung thêm các loại trái cây như táo, chuối, cam, quýt để bổ sung vitamin, khoáng chất cho cơ thể. Cho trẻ uống nước ép trái cây để hỗ trợ hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh.
  • Cung cấp cho trẻ các sản phẩm làm từ sữa như sữa bột, sữa chua để cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa.

Nguyên tắc khi xây dựng thực đơn cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Khi xây dựng thực đơn cho bé bị rối loạn tiêu hóa cần bổ sung thực phẩm giàu vitamin, sắt, ngũ cốc,...

3. Một số nguyên tắc khi cho bé bị rối loạn tiêu hóa ăn

3.1 Trường hợp trẻ bị nôn, chướng bụng

Khi bé bị nôn, chướng bụng, bố mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn hoặc cho bé ăn các bữa để giảm áp lực lên dạ dày. Lưu ý nên chọn cho trẻ những loại thức ăn dễ tiêu hóa, không nên ép bé ăn quá nhiều, đặc biệt là khi bé không muốn ăn để tránh làm tăng áp lực lên hệ tiêu hóa của bé.

3.2 Bé bị tiêu chảy

Khi bé bị tiêu chảy, việc bù nước và điện giải là điều rất quan trọng. Lúc này, mẹ có thể sử dụng gói oresol pha với nước và cho bé uống để giữ cho cơ thể bé không mất nước quá nhanh. Đồng thời, lựa chọn các loại thức ăn loãng như bột, cháo để đảm bảo bé được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

Bé bị tiêu chảy cần được bù nước và điện giả

Bé bị tiêu chảy nên ăn thức ăn loãng như cháo, bột

3.3 Bé bị táo bón

Nếu trẻ bị táo bón, bố mẹ nên tăng cường cho bé uống nước và cho bé ăn thêm nhiều rau xanh trong thực đơn hàng ngày. Rau xanh sẽ giúp kích thích nhu động ruột, bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ được tốt nhất.

4. Thực đơn cho bé bị rối loạn tiêu hóa

4.1 Chuối

Chuối giúp cung cấp nhiều chất xơ và kali cho cơ thể, giúp cải thiện hoạt động của cơ ruột và hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng táo bón.

Chuối còn chứa nhiều pectin, thành phần quan trọng trong việc hỗ trợ chức năng của dạ dày, giúp quá trình tiêu hóa được diễn ra dễ dàng hơn. Đặc biệt, trong chuối còn chứa 6 loại vitamin thiết yếu, 11 loại khoáng chất quan trọng và là nguồn cung cấp năng lượng lý tưởng.

Chuối giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón

Chuối chứa nhiều chất xơ, kali, nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng

4.2 Thức ăn từ gạo

Thức ăn từ gạo như cơm, cháo xay nhuyễn hoặc cháo hạt đều là những món ăn dễ tiêu hóa, giúp kiểm soát hiệu quả tình trạng rối loạn tiêu hóa mà không tạo áp lực lớn lên hệ tiêu hóa của trẻ.

Thức ăn từ gạo kiểm soát tốt tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Thức ăn từ gạo giúp dễ tiêu hóa, kiểm soát tình trạng rối loạn tiêu hóa hiệu quả

4.3 Sữa chua

Sữa chua cung cấp một nguồn dồi dào các men vi sinh, hỗ trợ hệ tiêu hóa và cải thiện rối loạn đường ruột. Tuy nhiên, lưu ý rằng nếu bé có vấn đề rối loạn tiêu hóa do không có khả năng dung nạp lactose thì mẹ không nên cho bé ăn sữa chua, khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng.

Sữa chua cung cấp dồi dào men vi sinh

Sữa chua chứa nhiều men vi sinh, giúp cải thiện rối loạn đường ruột hiệu quả

4.4 Thịt gà

Thịt gà chứa hàm lượng đạm cao, là lựa chọn lý tưởng trong thực đơn ăn dặm cho các bé đang gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Thịt gà còn chứa nhiều loại vitamin như vitamin A, B1, PP, E, C và các khoáng chất quan trọng như canxi, photpho, sắt.

Điều quan trọng đó là hàm lượng chất béo bão hòa trong thịt gà khá thấp, giúp cung cấp nguồn protein dễ tiêu hóa và dinh dưỡng cần thiết cho bé.

Thịt gà chứa nhiều vitamin tốt cho bé

Thịt gà chứa nhiều vitamin và protein, cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé

4.5 Ngũ cốc nguyên hạt

Nhiều loại ngũ cốc nguyên hạt như đậu xanh, đậu đỏ, mè đen, đậu nành, yến mạch, lúa mạch, chứa nguồn chất xơ dồi dào và không có chất béo, cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ hiệu quả. Đồng thời, dầu thực vật tự nhiên được chế biến từ ngũ cốc cũng giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa, chống táo bón và tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cho bé.

Ngũ cốc giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ hiệu quả

Ngũ cốc chứa nhiều chất xơ, chống táo bón và hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả

4.6 Quả bơ

Quả bơ chứa hàm lượng chất béo lành mạnh và các khoáng chất cần thiết như sắt, kali, chất xơ, vitamin D, giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho hệ tiêu hóa của bé. Mẹ có thể nghiền nát hoặc cắt nhỏ bơ và trộn với sữa chua, sữa công thức, tạo nên một bữa ăn dặm dinh dưỡng và dễ tiêu hóa.

Bơ chứa nhiều chất béo lành mạnh

Bơ cung cấp sắt, vitamin, chất xơ và nhiều chất béo lành mạnh

4.7 Nước sốt táo

Trong táo rất giàu pectin, giúp làm giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa hiệu quả. Nấu chín táo trước khi làm sốt cũng sẽ giúp bé tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, chất xơ trong nước sốt táo cũng giúp hỗ trợ trẻ ngăn chặn tình trạng táo bón.

Táo chứa nhiều pectin hỗ trợ tiêu hóa tốt

Nước sốt táo giàu protein, hỗ trợ bé tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn

4.8 Sữa chua hoặc Kefir

Trong sữa chua và Kefir nhiều lợi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa và sức khỏe đường ruột. Sữa chua còn chứa hàm lượng canxi cao, hỗ trợ bé phát triển chiều cao và giúp xương luôn chắc khỏe. Việc bổ sung thêm sữa chua hoặc Kefir vào thực đơn giúp cân bằng hệ tiêu hóa, cung cấp dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển của bé.

Sữa chua hoặc Kefir chứa nhiều lợi khuẩn đường ruột

Sữa chua hoặc Kefir chứa nhiều lợi khuẩn, giúp tăng cường sức khỏe đường ruột cho bé

5. Một số nguyên tắc dinh dưỡng giúp bé hạn chế rối loạn tiêu hoá

Để ngăn ngừa tình trạng rối loạn tiêu hoá khi cho bé ăn dặm, mẹ nhớ lưu ý một số nguyên tắc dinh dưỡng sau đây:

  • Chọn thực phẩm phù hợp với độ tuổi của bé.
  • Cho bé ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều để tránh việc thay đổi đột ngột làm bé bị khó tiêu.
  • Ưu tiên các loại rau xanh, ngũ cốc giàu dinh dưỡng, đặc biệt là các “Siêu thực phẩm” hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa của bé.
  • Cân đối giữa các nhóm thực phẩm bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất. Thực phẩm chế biến cho bé cần đảm bảo tính an toàn, sạch sẽ.

Nguyên tắc dinh dưỡng giúp hạn chế rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Bé bị rối loạn tiêu hóa nên ưu tiên các loại rau xanh, ngũ cốc, cân bằng các nhóm dinh dưỡng

Việc xây dựng thực đơn cho bé bị rối loạn tiêu hóa với các loại thực phẩm phù hợp sẽ giúp bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa và giúp trẻ dễ tiêu hóa thức ăn, cảm thấy nhẹ bụng hơn. Trong quá trình phát triển của bé, mẹ nên chú ý một số nguyên tắc khi cho trẻ ăn uống như bổ sung vitamin, chất xơ cần thiết, các chất béo lành mạnh,... Hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ giúp bạn biết được những loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ và xây dựng cho bé thực đơn ăn uống phù hợp.