Ăn khoẻ - Ăn ngon

PHƯƠNG PHÁP KHOA HỌC GIÚP MẸ NHÀN TÊNH KHI CHO BÉ ĂN DẶM

Ngày đăng:

08/02/2024

Ăn dặm là việc bổ sung cho trẻ các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ như rau, thịt, cá trứng, hoa quả, sữa tươi,... Đây là bước ngoặt đánh dấu bước phát triển mới của con. Vì vậy, việc tìm hiểu chế độ ăn dặm phù hợp với trẻ là điều vô cùng quan trọng và được nhiều bố mẹ quan tâm. Bài viết dưới đây Vinamilk sẽ hướng dẫn bạn quy trình ăn dặm chi tiết theo từng độ tuổi của trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện. 

Quy trình ăn dặm cho bé

Quy trình ăn dặm

1. Hướng dẫn quy trình ăn dặm cho bé 0 - 4 tháng tuổi 

  • Hành vi cho ăn: Trong khoảng thời gian 0 - 4 tháng tuổi, hành vi ăn của trẻ chủ yếu phụ thuộc hoàn toàn vào phản xạ tự nhiên. Trẻ sẽ tự tìm đến núm vú của mẹ để bú, đây là cách mà trẻ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của mình.
  • Loại thức ăn: Trong giai đoạn 4 tháng đầu đời này, nhiều chuyên gia khuyến cáo rằng trẻ chỉ nên ăn sữa mẹ hoặc sữa công thức. Đây là nguồn dinh dưỡng quan trọng cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để hỗ trợ sự phát triển của trẻ.
  • Lượng thức ăn: Mẹ cần theo dõi lượng sữa mẹ hoặc sữa công thức mà trẻ tiêu thụ mỗi ngày. Tuy nhiên, nhu cầu ăn của trẻ có thể thay đổi, do đó mẹ nên để trẻ bú theo nhu cầu và đảm bảo trẻ đủ no, không cần phải tuân thủ theo bất cứ nguyên tắc khuyến nghị nào về lượng sữa.
  • Mẹo cho trẻ ăn: Ở giai đoạn này, đường tiêu hóa của trẻ vẫn đang trong quá trình phát triển và chưa hoàn thiện, do đó, mẹ không nên cho trẻ ăn dặm trong giai đoạn này. Lưu ý rằng bất kỳ loại thức ăn đặc nào khi đưa vào cơ thể trẻ đều có thể gây tổn thương cho hệ tiêu hóa. 

Bé còn quá nhỏ nên cần uống sữa mẹ

Bé ở giai đoạn từ 0 - 4 tháng tuổi nên uống sữa mẹ hoặc sữa công thức

2. Hướng dẫn quy trình ăn dặm của bé 4 - 6 tháng tuổi 

Ở giai đoạn từ 4 - 6 tháng tuổi, bé đã bắt đầu xuất hiện một số dấu hiệu cho thấy sẵn sàng bước vào chế độ ăn dặm. Sau đây là một số biểu hiện theo khuyến nghị của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ:

  • Trẻ ngẩng cao đầu và có thể tự ngồi thẳng trên ghế cao.
  • Tăng cân đáng kể, gấp đôi hoặc nhiều hơn so với trọng lượng lúc mới sinh.
  • Có khả năng ngậm muỗng và đưa thức ăn vào sâu trong khoang miệng.

Khi trẻ có những dấu hiệu trên, mẹ đã có thể bắt đầu xây dựng cho bé chế độ ăn dặm phù hợp, cụ thể:

  • Loại thức ăn: Thức ăn cho trẻ ở giai đoạn này vẫn nên bao gồm sữa mẹ hoặc sữa công thức, tuy nhiên nên cho trẻ ăn thêm rau củ xay, trái cây nghiền nhuyễn, thịt xay, ngũ cốc, sữa không đường để đảm bảo bé nhận được đủ chất dinh dưỡng. 
  • Lượng thức ăn: Mẹ nên cho bé bắt đầu với một muỗng cà phê thực phẩm hoặc ngũ cốc xay nhuyễn trộn với 4 - 5 muỗng cà phê sữa mẹ hoặc sữa công thức. Sau đó tăng dần lượng thức ăn lên và giảm lượng sữa để bé dần quen với thức ăn đặc. 
  • Mẹo cho trẻ ăn: Nếu bé từ chối thức ăn ở lần đầu tiên, mẹ nên thử lại loại thực phẩm đó sau vài ngày. Đôi khi bé sẽ cần thêm thời gian để thích nghi với mùi vị mới. Hãy ghi chú lại các thông tin về những món mà trẻ đã ăn và theo dõi thái độ, phản ứng của bé. Điều này sẽ giúp xác định được bé bị dị ứng hay không thích ăn món nào trong giai đoạn này.

Bé từ 4 - 6 tháng tuổi có thể ăn các loại thức ăn nghiền nhuyễn

Bé từ 4 - 6 tháng tuổi nên bổ sung thêm hoa quả, rau củ nghiền nhuyễn 

3. Hướng dẫn quy trình ăn dặm của bé 6 - 8 tháng tuổi 

Trong khoảng thời gian từ 6 - 8 tháng tuổi, dấu hiệu cho thấy bé sẵn sàng cho việc ăn dặm vẫn giữ nguyên như giai đoạn trước đó. Lúc này, mẹ nên xây dựng quy trình ăn dặm của bé như sau:

  • Loại thức ăn: Nguồn thức ăn chủ yếu của bé vẫn là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Ngoài ra, mẹ nên bổ sung thêm trái cây xay nhuyễn, thịt xay, đậu xay nhuyễn, đậu phụ xay nhuyễn, nước ép hoa quả, rau củ xay nhuyễn, sữa chua không đường, ngũ cốc giàu chất sắt vào khẩu phần ăn dặm của bé. 
  • Lượng thức ăn: Ở đầu giai đoạn này, mẹ nên cho bé bắt đầu với một muỗng cà phê, sau đó tăng dần lên 2 - 3 muỗng cho 4 bữa ăn. Đối với rau củ, mẹ nên cho trẻ bắt đầu với một muỗng cà phê, sau đó tăng dần lên 2 - 3 muỗng trong bốn bữa ăn. Đối với ngũ cốc, mẹ nên cho bé ăn từ 3 - 9 muỗng ngũ cốc trong 2 hoặc 3 lần ăn.
  • Mẹo cho trẻ ăn: Mẹ nên chú ý giới thiệu từng loại thức ăn với bé và chờ khoảng 2 - 3 ngày trước khi giới thiệu loại thức ăn mới. Mẹ cũng nên ghi chú mọi chi tiết vào sổ nhật ký theo dõi ăn dặm của bé bao gồm thức ăn, thời gian ăn, lượng thức ăn để theo dõi bất kỳ biểu hiện khác thường nào và xác định nguyên nhân gây ra các dấu hiệu đó một cách dễ dàng.

Có thể tăng khẩu phần ăn cho bé từ 6 - 8 tháng tuổi

Bé từ 6 - 8 tháng tuổi cần thực phẩm giàu chất sắt 

4. Hướng dẫn quy trình ăn dặm của bé 8 - 10 tháng tuổi 

Khi bé bước vào giai đoạn từ 8 - 10 tháng tuổi, dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn các loại thức ăn đặc hơn cũng tương tự như giai đoạn 6 - 8 tháng tuổi.

Ở giai đoạn từ 8 - 10 tháng tuổi, trẻ có những khả năng như có thể cầm, bốc thức ăn bằng ngón cái và ngón trỏ, có thể chuyển thức ăn giữa 2 tay, cho thức ăn vào miệng và cử động hàm khi nhai. 

  • Loại thức ăn: Trong giai đoạn quan trọng này, sữa mẹ và sữa công thức vẫn là nguồn thức ăn chính giúp cung cấp dinh dưỡng cho bé. Bên cạnh đó, bố mẹ có thể tăng khẩu phần ăn cho trẻ bằng cách bổ sung thêm:
    • Một lượng nhỏ phô mai mềm tiệt trùng, sữa chua không đường, phô mai tươi.
    • Rau củ nghiền như cà rốt, khoai tây, bí, khoai lang nấu chín .
    • Trái cây nghiền như chuối, bơ, đào, lê.
    • Thức ăn mềm như miếng trứng nhỏ, khoai tây đã luộc chín, bánh quy dành cho trẻ mới mọc răng.
    • Chất đạm thông qua các loại thịt nhỏ, thịt gia cầm, cá, đậu phụ, đậu lăng. 
    • Ngũ cốc để tăng cường chất sắt, giúp bé phòng tránh tình trạng thiếu máu.
  • Lượng thức ăn: Trong mỗi bữa ăn của bé cần bổ sung:

Loại thức ăn

Liều lượng

Sữa công thức

1/4 - 1/3  cốc

Ngũ cốc tăng cường chất sắt

1/4 - 1/2 cốc 

Trái cây

3/4 - 1 cốc

Rau

3/4 - 1 chén

Thức ăn giàu protein

3 - 4 muỗng canh

 

  • Mẹo cho trẻ ăn: Các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên giới thiệu từng loại thức ăn một, sau đó đợi 2 - 3 ngày trước khi thêm thức ăn mới, đặc biệt nếu có tiền sử dị ứng. Lưu ý ghi chú vào sổ nhật ký về loại thức ăn, thời gian và lượng thức ăn để theo dõi. Tương tự như trẻ ở giai đoạn từ 6 - 8 tháng tuổi, thứ tự loại thức ăn không quan trọng, tùy thuộc vào sở thích và tình trạng sức khỏe của bé.

 Bé 8 - 10 tháng tuổi có thể cử động hàm khi hai

Bé từ 8 - 10 tháng tuổi đã có thể ăn các loại thức ăn đặc hơn

5. Hướng dẫn quy trình ăn dặm của bé 10 - 12 tháng tuổi 

Trong giai đoạn 10 - 12 tháng, việc ăn dặm của bé cũng tương tự như từ 8 - 10 tháng tuổi. Tuy nhiên cần bổ sung thêm một số loại thức ăn mới trong khẩu phần ăn. Ở giai đoạn này, bé đã có khả năng nuốt thức ăn dễ dàng, răng cũng đã mọc nhiều hơn, giúp quá trình ăn trở nên dễ dàng hơn.

  • Loại thức ăn: Các loại thức ăn phù hợp cho bé 10 - 12 tháng tuổi như sữa chua không đường, phô mai tiệt trùng, phô mai tươi, chuối, lê, bơ, đào, rau củ nghiền hoặc rau củ nấu chín mềm như cà rốt, bí, khoai lang, khoai tây.
  • Lượng thức ăn: Lượng thức ăn cần cung cấp cho trẻ như sau:

 

Loại thức ăn

Liều lượng

Sữa 

1/3 cốc

Ngũ cốc tăng cường chất sắt

1/4 - 1/2 cốc 

Trái cây

3/4 - 1 cốc

Rau

3/4 - 1 chén

Thực phẩm kết hợp

1/8 - 1/4 cốc

Thức ăn giàu protein

3 - 4 muỗng canh

Bé từ 10 - 12 tháng tuổi đã có răng giúp nhai nuốt

Bé từ 10 - 12 tháng tuổi đã có thể ăn nhiều loại thực phẩm hơn

6. Một số lưu ý khi thực hiện quy trình ăn dặm cho bé 

6.1. Phương pháp ăn dặm cho bé

Ở giai đoạn đầu tập cho bé ăn dặm, nên bắt đầu cho bé ăn với lượng thức ăn nhỏ, khoảng 1/2 muỗng cà phê hoặc ít hơn để bé dần dần làm quen.

Bên cạnh đó, việc kết hợp giữa việc đút thức ăn và hoạt động trò chuyện có thể là cách hiệu quả để tạo hứng thú cho bé khi ăn. 

Việc tìm hiểu các phương pháp ăn dặm sẽ giúp bé phối hợp trong quá trình ăn, bố mẹ cũng cần tập cho bé thói quen như ăn từng muỗng, ngồi thẳng khi ăn, ngừng ăn khi đã cảm thấy no. Nếu bé có biểu hiện nhăn nhó, bụm miệng hoặc không muốn ăn thì không nên ép bé. Thay vào đó, bố mẹ nên kiên trì đợi cho đến khi bé sẵn sàng tiếp nhận thức ăn. Việc tìm hiểu các phương pháp ăn dặm

6.2. Lượng thức ăn 

Trong quá trình cho bé ăn dặm, việc kiểm soát lượng thức ăn là điều rất quan trọng giúp đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của bé. Đối với trẻ ở giai đoạn từ 6 tháng trở đi, mẹ nên cho bé ăn 2 bữa/ngày, khoảng thời gian nghỉ giữa các bữa ăn nên tối thiểu 2 giờ để bé có đủ thời gian tiêu hóa thức ăn.

Nếu bé biếng ăn, bạn có thể cân nhắc chia nhỏ lượng thức ăn, tuy nhiên không nên chia quá nhỏ để đảm bảo bé vẫn nhận được đủ dưỡng chất cần thiết. Sau mỗi bữa ăn, nếu thấy trẻ ăn ít, việc bổ sung thêm sữa mẹ là rất cần thiết để bé nhận đủ dinh dưỡng. 

Mẹ có thể chia nhỏ lượng thức ăn nếu bé biếng ăn

Mẹ nên chú ý bổ sung lượng thức ăn phù hợp cho bé

6.3. Dụng cụ ăn dặm

Khi bé mới tập ăn, mẹ nên sử dụng muỗng cà phê nhỏ cho bé ăn để tránh gây tổn thương cho bé, nên chọn muỗng làm từ nhựa hoặc sứ và muỗng không được chứa các cạnh sắc nhọn. Bên cạnh đó, một số dụng cụ để đong gạo, nấu cháo hay đong nước có vạch chia là sự lựa chọn hữu ích giúp bạn đo lường thức ăn một cách chính xác, kiểm soát lượng thức ăn cho bé dễ dàng hơn.

6.4. Một số lưu ý khác

  • Không ép trẻ ăn khi thấy bé ăn ít.
  • Chú ý đến những loại thực phẩm có thể gây dị ứng cơ thể như tôm, cua, mật ong.
  • Đảm bảo thức ăn không quá nóng để tránh làm phỏng lưỡi bé, nên làm nguội thức ăn hoàn toàn trước khi đưa vào miệng bé.
  • Tránh nêm gia vị vào khẩu phần của bé mà chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ muối iot hoặc nước mắm nếu cần.
  • Trong quá trình ăn dặm, mẹ vẫn cần đảm bảo cho bé bú đầy đủ vì sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng và sức đề kháng tốt nhất.
  • Kiểm tra thức ăn và đảm bảo thức ăn đã được nghiền nhỏ hoàn toàn, tránh làm bé bị mắc nghẹn ở cổ, khó tiêu hóa.
  • Cân đối 4 nhóm dưỡng chất cần thiết cho bé, đồng thời đa dạng hóa thực phẩm ăn dặm mỗi ngày.
  • Lập thời gian biểu ăn uống cho bé để tạo cho bé thói quen ăn đúng giờ, hỗ trợ quá trình tiêu hóa dễ dàng và tốt hơn.
  • Chọn mua các loại thực phẩm tươi ngon, có nguồn gốc rõ ràng khi chế biến cho bé ăn.
  • Rửa tay sạch sẽ khi sơ chế thức ăn và khi ăn, tuân thủ nguyên tắc ăn chín, uống sôi để tránh vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn, gây tiêu chảy ở trẻ.

Mẹ nên cân đối dinh dưỡng cho bé

Một số lưu ý khác trong chế độ ăn dặm của bé

Ăn dặm là giai đoạn vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển và tăng trưởng toàn diện của trẻ. Quy trình ăn dặm không phù hợp sẽ có thể khiến trẻ thiếu chất dinh dưỡng, biếng ăn, chậm lớn và nhiều hậu quả khác. Bài viết trên đây Vinamilk đã bật mí cho bố mẹ quy trình ăn dặm chi tiết theo từng độ tuổi của bé. Hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ giúp bạn tham khảo và cân nhắc chọn thực phẩm, lượng thức ăn phù hợp, xây dựng quy trình ăn dặm cho bé, tạo mọi điều kiện để bé phát triển toàn diện các về thể chất và trí tuệ.