Ăn khoẻ - Ăn ngon

BÉ 1 TUỔI CAI SỮA ĐƯỢC CHƯA? CÁC CÁCH CAI SỮA CHO BÉ AN TOÀN

Ngày đăng:

05/02/2024

Sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng tuyệt vời giúp trẻ khỏe mạnh trong những năm tháng đầu đời. Tuy nhiên, tới một giai đoạn nào đó mẹ cần cai sữa để trẻ có thể tiếp nhận đa dạng dưỡng chất từ thức ăn. Vậy bé 1 tuổi cai sữa được chưa? Các cách nào cai sữa sữa cho bé an toàn mà mẹ không đau? Cùng tham khảo 8 cách cai sữa cho bé được Vinamilk gợi ý trong bài viết dưới đây.

Bé 1 tuổi cai sữa được chưa? 8 cách cai sữa nên tham khảo

Áp dụng ngay các cách cai sữa cho bé an toàn được Vinamilk gợi ý

1. Bé 1 tuổi cai sữa được chưa?

Bé 1 tuổi không được cai sữa vì ở độ tuổi này bé cần nhiều chất dinh dưỡng để phát triển một cách toàn diện và sữa mẹ là tốt nhất cho bé ở giai đoạn này. Theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng, bé nên được bú mẹ hoàn toàn từ 0 - 6 tháng tuổi, sau 6 tháng tuổi mẹ có thể tập cho bé ăn dặm, dùng thêm sữa công thức. Mặc dù không có một mốc thời gian cụ thể để mẹ cai sữa cho bé nhưng việc cai sữa phụ thuộc tới tình trạng sức khỏe, cuộc sống của mẹ như sau:

  • Mẹ phải quay trở lại làm việc
  • Mẹ gặp phải các vấn đề căng thẳng, áp lực sau sinh
  • Mẹ gặp phải các vấn đề liên quan đến sức khỏe như: mắc bệnh truyền nhiễm, sử dụng thuốc kháng sinh, bệnh liên quan tới bầu vú…gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa.

Bên cạnh đó, mẹ có thể cai sữa cho bé nếu nhận thấy có những dấu hiệu như sau:

  • Bé đã có thể tự ngồi thẳng, cứng cáp và vận động tốt
  • Bé đã bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm
  • Bé đang tập nói và nhận biết được nhiều thứ xung quanh như vật dụng, màu sắc

Những dấu hiệu trên cho thấy khả năng vận động và hệ thần kinh của bé đã phát triển khá tốt. Khả năng tự đề kháng của bé cũng tốt ngay cả khi đã không còn bú mẹ.

2. Cách cai sữa cho bé hiệu quả

2.1 Tăng cường bữa ăn dặm

Đối với bé trên 6 tháng tuổi, bạn có thể giảm bớt vai trò của sữa mẹ bằng việc cho bé ăn dặm để bé có thể làm quen dần với hương vị các món ăn khác.

Mẹ có thể chế biến nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng và tăng số lượng bữa phụ để bé không bị đói.

Việc tăng cường bữa ăn dặm có thể giúp bé giảm tần suất đòi bú mẹ. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý một số điều khi chế biến món ăn dặm là: nghiền bột, cháo thật mềm mịn để bé không bị nghẹn, hóc, tốt cho hệ tiêu hóa cũng như phát triển răng của bé.

Bé 1 tuổi cai sữa được chưa? Cách sai sữa cho bé hiệu quả

Nên tăng cường bữa ăn dặm để bé không bị đói và không còn đòi bú mẹ

2.2 Bỏ cữ bú từ từ hoặc rút ngắn thời gian cho bú

Thay vì ngừng việc cho bé bú một cách đột ngột, mẹ cần lên kế hoạch rút ngắn thời gian cho bé bú và giảm dần dần các cữ bú. Chẳng hạn, bạn đang cho bé bú khoảng 7 - 8 lần trong vòng 5 phút có thể giảm còn 3 - 4 lần trong 3 phút. Sau đó, bạn tiếp tục giảm dần cho tới khi ngưng cho bé bú hoàn toàn.

Cho bé cai sữa bằng cách bỏ bú từ tư

Mẹ có thể rút ngắn thời gian bú hoặc bỏ cữ bú từ từ

2.3 Cho trẻ tập quen với việc không ti mẹ

Để bé rời xa ti mẹ là một trong những cách cai sữa cho bé giúp mẹ không bị tình trạng đau hoặc tức ngực. Bạn có thể âu yếm bé bằng cách đặt bé ngồi vào lòng, xoa bóp, nắm tay, ôm hoặc cho bé tham gia các trò chơi vận động để bé quên việc đòi bú. Mẹ cũng nên tập cho bé ngậm ti giả để bé làm quen với việc bú bình để việc cai sữa được nhanh chóng.

Cho bé ngậm ti giả để việc cai sữa được nhanh chóng hơn

Cho trẻ tập quen với việc không ti mẹ bằng cách dùng ti giả

2.4 Thay đổi thói quen của bé

Một trong những cách cai sữa cho trẻ mà mẹ không đau được nhiều người áp dụng đó là thay đổi lịch trình thường nhật. Biện pháp này sẽ giúp trẻ quên đi việc bú mẹ. Với cách này, mẹ cần dậy sớm hơn bé để bé không còn thói quen tìm ti mẹ khi thức dậy, thay đổi trang phục hoặc địa điểm thường ngày cho bé bú. Ngoài ra, bạn có thể gửi bé về nhà ông bà để bé quen với việc thiếu hơi mẹ và không còn đòi bú nữa.

2.5 Thoa tỏi, mướp đắng hoặc mùi bé ghét lên đầu ti

Một số mẹo cai sữa dân gian cũng được nhiều người áp dụng như thoa mướp đắng, nước tỏi hoặc những mùi bé ghét lên đầu ti… để bé bỏ bú dễ dàng. Nguyên nhân bởi vì khứu giác và vị giác của bé rất nhạy cảm nên khi nếm hoặc ngửi thấy mùi lạ sẽ không muốn bú nữa. Đối với cách cai sữa này, mẹ cần chú ý không thoa ớt vì sẽ khiến bé bị bỏng miệng và không thoa những loại thuốc gây ảnh hưởng tới sức khỏe bé.

2.6 Dùng thuốc cloxit

Ngoài ra, mẹ cũng có thể áp dụng cách cai sữa cho bé bằng thuốc cloxit. Đây là loại thuốc rất an toàn cho bé và không gây đau cho mẹ. Bạn chỉ cần nghiền nát thuốc cloxit, hòa vào nước rồi bôi lên ti. Khi ti mẹ, bé sẽ cảm nhận được vị đắng và tự động nhả. Áp dụng vài lần bé sẽ sợ cảm giác đắng của thuốc và không đòi ti mẹ nữa.

2..7 Tự làm mất sữa

Sữa mẹ mất dần khiến cho bé không còn gì để ti và sẽ tự động bỏ ti mẹ. Mẹ có thể sử dụng thuốc hoặc những loại lá làm mất sữa như: lá bạc hà, lá dâu, lá lốt… Với cách cai sữa cho bé này, mẹ có thể gặp phải tình trạng đau rát đầu ti vì bé sẽ cắn, cố gắng mút cho sữa ra.

2.8 Tập cho bé ti bình

Một cách cai sữa cho bé dễ dàng mà mẹ nên tham khảo đó là tập cho bé ti bình. Mẹ có thể vắt sữa ra bình cho bé ti rồi bảo quản trong tủ lạnh. Khi cần cho bé ăn, mẹ chỉ việc hâm nóng sữa. Cách này khiến cho việc cai sữa của mẹ và bé trở nên nhẹ nhàng hơn.

Bé 1 tuổi cai sữa được chưa? Tập ti bình là một trong những cách giúp bé cai sữa

Mẹ nên tập cho bé ti bình để việc cai sữa trở nên dễ dàng

3. Cách chăm sóc mẹ và bé sau khi cai sữa

Sau khi cai sữa, cả mẹ và bé đều có những biến đổi về cảm xúc. Để vượt qua giai đoạn này, ngoài quan tâm tới bé thì mẹ cũng nên chăm sóc bản thân. Đối với mẹ sau cai sữa có thể bị căng tức, đau nhức ngực vì lượng sữa sẽ không được bé tiêu thụ như thường lệ. Để giảm bớt tình trạng đau nhức, mẹ có thể áp dụng các cách dưới đây:

  • Hút bớt sữa để bớt căng tức bầu ngực. Tuy nhiên không nên hút hết bầu ngực để không sản sinh sữa.
  • Dùng túi chườm lạnh để giảm bớt cơn đau hoặc sử dụng thuốc giảm đau
  • Cần bổ sung thêm dinh dưỡng để giữ cho cơ thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái

Đối với trẻ em, mẹ cần chú ý đến các vấn đề sau:

  • Cho bé sử dụng sữa công thức khi bé không còn ti sữa mẹ.
  • Gia tăng món ăn và các bữa phụ để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho bé.
  • Cần theo dõi cân nặng xem bé để xem bé có lên cân hoặc sụt cân trong giai đoạn này không.
  • Không ép bé ăn, thay vào đó là đặt ra những quy luật trên bàn ăn để bé quen dần và tuân theo.

4. Một số câu hỏi thường gặp khi cai sữa cho bé

4.1 Làm gì để tránh tình trạng căng sữa khi cai sữa cho bé?

Để tránh tình trạng căng sữa khi cai sữa cho bé các chị em có thể áp dụng thêm các biện pháp như: massage, đắp lá bắp cải, chườm lạnh ngực, ngủ đủ giấc, tắm với vòi sen,... Căng sữa là việc sữa mẹ bị ứ đọng nhiều, làm khiến mẹ bị sưng ngứa, căng tức vùng ngực, đi kèm sốt cao và mệt mỏi làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Dù vậy nhưng tình trạng này chỉ kéo dài từ vài ngày tới vài tuần sẽ tự hết nên bạn không cần quá lo lắng.

4.2 Có nên vắt sữa khi cai sữa cho bé không? Bé có thể gặp phải vấn đề sức khỏe gì sau khi cai sữa mẹ?

Đây là nỗi băn khoăn của rất nhiều mẹ bỉm bởi việc vắt sữa dễ gây ra tình trạng bị tắc tia sữa hoặc mất sữa. Dù vậy nhưng nếu mẹ biết hút sữa đúng cách thì lượng sữa không những không mất đi mà còn đem tới những lợi ích đáng kể như: giảm bớt tình trạng căng tức sữa, giúp bé vừa nhận được sữa đầu, sữa cuối và quen với việc bú bình.

5. Lưu ý khi cai sữa cho bé

Dù không còn bú sữa mẹ, nhưng bé vẫn cần uống sữa để tiếp tục được bổ sung dưỡng chất thiết yếu để phát triển toàn diện. Khi đó, mẹ cần chọn cho bé loại sữa tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng đã tư vấn cho mẹ. Các loại sữa cần đáp ứng những tiêu chí như:

  • Chọn sữa có thương hiệu: Các loại sữa có thương hiệu sữa đều phải đáp ứng những yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn dinh dưỡng. Nguyên liệu sử dụng trong sữa cũng được tuyển chọn từ những nhà cung cấp có uy tín, chất lượng quốc tế.
  • Chọn sữa có thành phần dinh dưỡng phù hợp với bé: Sữa cho bé 2 tuổi có nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào thành phần dinh dưỡng. Dựa trên đặc điểm sức khỏe của bé, mẹ hãy cân nhắc chọn loại sữa phù hợp, chẳng hạn như:
  • Bé biếng ăn suy dinh dưỡng cần được bổ sung thêm Kẽm, Lysin và vitamin nhóm B để kích thích ăn ngon miệng; chất xơ để bé tiêu hóa và hấp thu tốt
  • Bé nhẹ cân, thấp còi cần được bổ sung các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là canxi và vitamin D, hơn nữa tỉ lệ canxi và photpho cũng phải được cân đối
  • Để phát triển trí não, bé cần được bổ sung DHA, Cholin, Taurin, Lutein…

Bài viết này của Vinamilk giúp bạn giải đáp bé 1 tuổi cai sữa được chưa và đã gợi ý cho bạn các cách cai sữa cho bé vừa an toàn lại hiệu quả. Cai sữa cho bé là một hành trình dài, đòi hỏi thời gian và sự kiên trì của cả mẹ lẫn bé. Do đó, mẹ nên kiên nhẫn thực hiện từng bước để trẻ có thể thích nghi từ từ, không nên quá vội vàng vì có thể làm ảnh hưởng tới mẹ và bé.